8 NGUYÊN NHÂN GÂY TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ
1. Thay đổi chức năng và cấu trúc não.
2. Gen di truyền từ gia đình
3. Trẻ sơ sinh thiếu cân (dưới 2.5kg)
4. Tổn thương não bộ từ nhỏ
5. Mẹ bầu hút thuốc, uống rượu, lạm dụng chất gây nghiện
6. Trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc lá, độc chì.
7. Trẻ sinh non (trước 37 tuần tuổi)
8. Rối loạn hoạt động dẫn truyền thần kinh trong não bộ
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý PHỔ BIẾN NHẤT
Điều trị tăng động giảm chú ý muốn đạt hiệu quả tối ưu cần kết hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa nhiều liệu pháp. Nhưng điều quan nhất vẫn là yếu tố gia đình. Bởi nếu phụ huynh không nhận thức rõ vấn đề của trẻ và không có thái độ để thay đổi thì trẻ sẽ khó có thể cải thiện chứng tăng động giảm chú ý tốt nhất
* GIÁO DỤC HÀNH VI
1. Cha mẹ có thể sử dụng lời nói, hành động, cử chỉ… tác động tới con để điều chỉnh lại hành vi theo hướng tích cực hơn.
2. Đồng thời, thiết lập thời gian biểu rõ ràng, cụ thể giúp tạo những thói quen tốt cho trẻ. Luôn khen ngợi, biểu dương với những việc làm tốt và có những hình phạt phù hợp với hành vi không đúng của con.
3. Thách thức lớn nhất với cha mẹ khi thực hiện liệu pháp này đó là phải phải duy trì mỗi ngày.
* 3 NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
1 - Nhóm thuốc kích thích: Kích thích não bộ tăng sản sinh chất dẫn truyền thần kinh, giúp trẻ tập trung chú ý, giảm bớt các hành vi bốc đồng, hiếu động.
2 - Nhóm thuốc không kích thích: Có tác dụng tương tự như chất dẫn truyền thần kinh, giúp kiểm soát cảm xúc, giảm sự kích động quá mức ở trẻ.
3 - Nhóm thuốc chống trầm cảm: Hữu ích trong một số trường hợp tăng động giảm chú ý có kèm tình trạng rối loạn cảm xúc, trầm cảm.
LƯU Ý: Thuốc tây không phải lựa chọn ưu tiên, bởi lẽ thuốc chỉ giúp cải thiện triệu chứng tạm thời, không giải quyết triệt để căn nguyên. Ngay khi ngưng sử dụng, bệnh vẫn có thể tái phát trở lại, còn chưa kể đến những tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp phải như: Đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay, tăng huyết áp, chán ăn, giảm cân, rối loạn cảm xúc, rối loạn về giấc ngủ,…
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Vấn đề ăn uống của trẻ luôn khiến các bậc cha mẹ đau đầu, đặc biệt là khi trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý. Bởi nếu lựa chọn thực phẩm không đúng cách, các biểu hiện tăng động của trẻ có thể sẽ xuất hiện mạnh mẽ hơn.
THỰC PHẨM NÊN ĂN
- Thực phẩm giàu protein
Phô mai, trứng, thịt nạc, hải sản, tôm, cua, cá, hạt óc chó, hạt điều,… là nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho não bộ, giúp kiểm soát chứng tăng động hiệu quả. Trẻ nên được bổ sung protein vào buổi sáng với hàm lượng khoảng 24 – 30g/ngày.
- Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Ngũ cốc nguyên hạt, đậu hà lan, các loại đỗ, rau chân vịt, cà rốt, quả bơ, quả lê… giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời ngăn chặn quá trình tiêu hóa “ồ ạt” thức ăn, gây gia tăng đường trong máu quá mức.
- Thực phẩm giàu Omega-3
Là chất béo quan trọng với chức năng của não bộ, có nhiều trong cá hồi, cá thu, bắp cải, súp lơ trắng, quả óc chó, dầu oliu, dầu hạt cải, dầu cá,… và đã được chứng minh giúp trẻ bớt nghịch ngợm, tập trung tốt hơn.
- Thực phẩm chứa Sắt, Kẽm, Magie, GABA
Khi bị thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến hoạt động dẫn truyền thần kinh khiến trẻ hiếu động, nghịch ngợm và kém tập trung. Bởi vậy cần được tăng cường bổ sung thông qua thịt bò, thịt gà, tôm, cua, đậu hà lan, rau chân vịt, súp lơ xanh, cam, chuối, quả bơ, ngũ cốc nguyên hạt…
THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN
- Đường và những đồ ăn ngọt:
Có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ khiến trẻ trở nên hiếu động, phấn khích, thiếu tập trung hơn. Bởi vậy nên tránh cho trẻ ăn nhiều bánh quy, kẹo ngọt, nước ngọt có ga, nước giải khát,…
- Thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản:
Các chất tạo màu, chất tạo hương và chất bảo quản có trong thức ăn chế biến sẵn, pizza, mì tôm, xúc xích, nước ngọt… có thể khiến trẻ thêm hiếu động, bốc đồng.
- Cafein và những chất kích thích
Có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến trẻ khó ngủ, nghịch ngợm hơn. Do đó cha mẹ nên tránh cho trẻ uống cà phê, trà đặc, nước tăng lực,…
- Các thực phẩm nhạy cảm
Một số loại thực phẩm như sữa, ngô, đậu tương, bánh mì, bánh quy và thức ăn chứa gluten… có thể gây dị ứng cho trẻ, khiến trẻ hiếu động, thiếu tập trung hơn. Bởi vậy cha mẹ cần chú ý để sớm phát hiện những loại thực phẩm này và tránh cho trẻ sử dụng.