Nhiều cha mẹ lo lắng rằng chiều cao của con ảnh hưởng tư di truyền, cha mẹ có chiều cao hạn chế thì con làm sao có thể cao được. Hoặc ngược lại, có cha mẹ nghĩ rằng, cha mẹ có chiều cao cân đối thì con sinh ra sẽ không bị thấp, lùn. Đó chỉ là một phần cả gen di truyền bởi bên cạnh đó còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và giúp cho trẻ phát triển chiều cao cân đối. Vì vậy, cha mẹ không chủ quan bởi khi trẻ sinh ra, có những bé sẽ hội tụ được các nét đẹp từ bố và mẹ nhưng có những bé sẽ có gen nổi trội (gen lặn) phát triển. Điều này không đáng ngại bởi vậy, cùng tìm hiểu về vấn đề phát triển chiều cao cho con cần thiết như thế nào?
Thứ nhất: Vấn đề chiều cao của trẻ – Vì sao cần thiết phải phát triển?
Hiện nay, so với các nước và mặt bằng chung, chúng ta đang đứng trong top 10 quốc gia có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới. Qua các hình ảnh và các hoạt động trên các phương tiện báo chí- truyền thông; các cuộc thi quốc gia, chúng ta có thể so sánh rất rõ nét về ngoại hình. Người Việt Nam vẫn thấp, bé hơn so với các nước khác. Đó là một thiệt thòi của chúng ta khi tham gia các hoạt động hoặc các cuộc thi. Tuy nhiên, cha mẹ không quá lo ngại mà cần tăng cường chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, tập thể dục thể thao để giúp trẻ tăng chiều cao. Để phát triển chiều cao của trẻ tối đa nhất, cần xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và từ đó có những tác động phù hợp, điều chỉnh hợp lý giúp trẻ đạt được tầm vóc lý tưởng.
Thứ hai: Các yếu tố giúp trẻ tăng trưởng và phát triển chiều cao
Khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ – Đó là quá trình mang thai và sinh con, chế độ dinh dưỡng của các mẹ bầu thật sự quan trọng. Nó ảnh hưởng đến cả trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của bé. Vậy các mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như: Chất đạm, sắt, axit folic, axit béo, DHA, omega-3, để giúp cho mẹ bầu và con phát triển khỏe mạnh.
Với chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cơ thể trẻ phát triển bình thường để trẻ đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi và giai đoạn phát triển. Bởi nếu quá ít, trẻ sẽ dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng và cơ thể còi cọc, chậm lớn nhưng khi quá nhiều sẽ khiến cho trẻ béo phì, cơ thể ì ạch, lười vận động và phát triển não bộ chậm. Trong khẩu phần ăn của trẻ cần đủ 4 nhóm thực phẩm chính như: đạm; tinh bột; chất béo và vitamin + khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cha mẹ cần bổ sung canxi cho trẻ thông qua các bữa ăn hàng ngày như: Tôm, cua, cá, trứng. Bên cạnh đó, tăng cường bổ sung cho con các sản phẩm từ sữa như: sữa chua, váng sữa. Đó là nguồn thực phẩm giàu canxi nhất và giúp trẻ dễ hấp thụ. Vitamin D cũng là một thành phần không thể thiếu đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Vitamin D có vai trò đưa canxi từ ruột vào máu và kích thích cơ thể sản xuất ra Osteocalcin – một dạng protein tạo xương. Dưỡng chất này có thể bổ sung qua những thực phẩm như cá, dầu cá, các sản phẩm từ đậu nành
Với các đồ ăn và thức uống nhiều đường nên hạn chế cho trẻ như: kẹo, bánh, nước ngọt. Hãy cho trẻ ăn hoặc uống với số lượng vừa đủ: khoảng 2 thanh kẹo/ ngày và và 3 ngày/ 1 tuần, bởi một số nghiên cứu cho rằng, trẻ ăn nhiều đồ ngọt sẽ liên quan đến sự thấp- lùn.
Hoạt động thể dục – thể chất hàng ngày giúp cho hệ xương chắc khỏe: Sụn xương là yếu tố hình thành chiều cao của trẻ. Chúng ta có thể thấy một đứa trẻ lười vận động, cơ thể luôn chậm chạp, mệt mỏi và uể oải, yếu ớt. Do cơ thể lười vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương và làm giảm chiều cao của trẻ. Một đứa trẻ nhanh nhẹn và thường xuyên tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất, chắc chắn cơ thể khỏe mạnh và phát triển chiều cao đáng kể. Cha mẹ có thể tìm hiểu và cho trẻ tham gia các môn thể thao như: bóng rổ, bơi lội, đu xà, các hoạt động nhảy cao, ưỡn thân,
Đảm bảo giấc ngủ sâu và cho trẻ ngủ sớm là điều quan trọng và nó ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Thời ian từ 22h – 24h là lúc các hormoon tăng trưởng tiết ra mạnh mẽ nhất. Vì vậy, cha mẹ cần tạo cho con thói quen đi ngủ đúng giờ để trong khoảng thời gian đó, trẻ sẽ hấp thụ tối đa và nhận được nhiều hormoon tăng trưởng, hỗ trợ tối đa cho việc phát triển chiều cao của trẻ. Khi đi ngủ, cha mẹ nên cho con mặc đồ thoáng, giảm các tiếng ồn và ánh sáng, cho con uống 1 ly sữa ấm trước khi ngủ khoảng 30 phút để con ngủ ngon và sâu hơn. Theo sự phát triển của trẻ cha mẹ cần lưu lý và đảm bảo thời gian cho trẻ ngủ như: với Trẻ sơ sinh thường ngủ 22 tiếng, trẻ từ 2-6 tháng cần ngủ 15-18 tiếng, trẻ từ 6-18 tháng ngủ đủ 13-15 tiếng, trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi nên ngủ 12-13 tiếng và trẻ từ 3 đến 7 tuổi nên ngủ 11-12 tiếng mỗi ngày.