Sinh con đã khó, nuôi con còn khó hơn, điều này đa số chỉ có những bà mẹ mới thấu hiểu được sự vất vả và được nhận những lời chê bai, nói xấu khi nuôi con “không mát tay”.
Lúc bầu vì nghĩ mẹ ăn nhiều con khỏe nên các bà mẹ ra sức ăn để con khỏe, đến khi sinh con ra các mẹ lại bị áp lực vì con biếng ăn, không lên cân, khổ nhất là những bà mẹ mập mập 1 chút mà con lười ăn lại càng khổ vì tiếng “ mẹ ăn hết phần của con”, rất cảm thông và đồng cảm với các bà mẹ có con lười ăn bài viết này chia sẻ với các cha mẹ một số phương pháp giúp con ăn tốt hơn.
1. Lên thời gian biểu ăn của con cố định
Việc trẻ lười ăn nhiều khi do sự lo lắng quá của cha mẹ thấy con lười ăn nên ép con ăn mọi lúc có thể và không có giờ giấc cụ thể và làm trẻ sợ ăn. Vì vậy các cha mẹ nên sắp xếp các bữa ăn cách nhau khoảng 3-4 tiếng: 3 bữa chính, 2 bữa phụ, chú ý không nên cho trẻ ăn vặt. Việc lên lịch ăn cố định giúp con tạo cảm giác đói và từ đó con có nhu cầu muốn ăn hơn.
2. Lên thực đơn ăn trong tuần.
Việc lên thực đơn giúp cha mẹ chủ động và không bị lặp món ăn trong các bữa ăn, không gây nên cảm giác không muốn ăn cho con.
Các cha mẹ chú ý thực đơn cần phong phú các loại thực phẩm để đảm bảo trẻ đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
3. không có sự đặc biệt trong thực đơn chung.
Con trẻ thường biếng ăn nên tâm lý của các cha mẹ sẽ mua những món con thích ăn để con ăn được nhiều hơn, mẹo giúp con ăn ngon hơn tuy nhiên điều này vô tình làm tăng thêm ở con sự lười ăn và kén chọn thức ăn cho mình và làm trẻ ăn kém hơn nếu gia đình không đáp ứng được thường xuyên.
Vậy nên việc đa dạng hóa thức ăn sẽ giúp trẻ ăn được nhiều món ăn khác nhau. Trẻ con thường bị ảnh hưởng bởi cha mẹ, dần dần bé sẽ hòa đồng và thích thực đơn chung của cả gia đình.
4. Tạo không khí thoải mái trong bữa ăn.
Con khi lười ăn sẽ mất khá nhiều thời gian vì vậy nếu cha mẹ không có sự kiên trì, có thể sẽ thúc giục, quát con, thậm chí ép con phải ăn món này, món kia,… Điều đó làm con căng thẳng và thậm chí không muốn ăn hoặc bỏ dở bữa vì khóc bố mẹ nhé!
Vì thế cha mẹ hãy tạo không khí thật thoải má, thậm chí có sự động viên khi con có sự cố gắng bữa ăn hôm trước để trẻ thi đua và hào hứng với bữa ăn.
5. Chuẩn bị đồ chấm thật ngon.
Với thức chấm ngon sẽ là vị cứu tinh cứu cánh cho việc con lười ăn rau, vì vậy cha mẹ không tiếc 1 chút công sức để tạo ra món chấm tuyệt vời cho con để kích thích việc con chinh phục những món rau cha mẹ nhé!
6. Cho con phụ bếp khi cha mẹ nấu ăn.
Việc cha mẹ cho con trẻ phụ giúp hỗ trợ trong bếp làm con hào hứng hơn trong việc ăn vì con vui khi tự mình làm món ăn cũng như thưởng thức thành quả của mình. Bên cạnh đó cha mẹ có thể cho con đi chợ cùng, cho bé chọn nguyên liệu, cho bé cắt rau, nhặt rau.
7. Không cho con ăn vặt.
Bố mẹ giảm và thậm chí cắt toàn bộ những món ăn vặt nguy. Bằng cách giảm bớt đồ ăn vặt cũng như gián tiếp ép con xoa dịu cơn đói bằng những thực phẩm khỏe mạnh hơn như rau, củ, quả, sữa
8. Bố mẹ làm gương cho con.
Bố mẹ cần làm gương cho con trong việc ăn uống để tạo cho con thói quen tích cực cũng như nhìn vào bố mẹ để noi theo. Vì nếu bố mẹ có thói quen ăn uống xấu thì con cái cũng sẽ nghĩ đó là điều bình thường.
9. Bình tĩnh khi tương tác.
Nhiều khi bố mẹ thấy con ăn những món ăn không đúng theo bố mẹ quy định nhưng bố mẹ không cần phải nhảy dựng lên vì đôi khi chúng ăn lung tung một chút cũng chẳng hại gì, như chút nước ngọt khi đi ăn cỗ hay bỏng ngô khi đi xem phim cũng không có tác động gì kinh khủng. Điều quan trọng là thói quen sinh hoạt ở nhà, không cần quá nghiêm khắc nhưng cũng đừng buông thả con bạn nhé!.
10. Không ép trẻ ăn quá nhiều.
Khi cho con ăn bố mẹ thường khá tham lam khi thấy bé ăn ngon miệng thường hay cho ăn thêm, ăn cố. Điều này có thể làm con nôn ọe ra hết thức ăn hoặc làm con sợ món ăn và không còn thích ăn nữa. Vì vậy không nên ép buộc trẻ ăn quá nhiều cho một bữa. Khi con có biểu hiện ngậm hoặc mím môi có nghĩa là bé không muốn ăn nữa. Mẹ không cần thiết cố ép cho trẻ ăn muỗng cuối hay uống nốt nước bởi hành động này sẽ tạo thành thói quen xấu cho trẻ, làm con có tâm lý sợ mỗi khi vào bữa ăn và dẫn đến chứng biếng ăn sau này. Các bố mẹ hãy ghi nhớ rằng nhu cầu về thức ăn của mỗi trẻ đều khác nhau vì vậy cần sự linh hoạt và thích ứng kịp thời bố mẹ nhé!