Khác với ở trường mầm non, khi phần lớn thời gian ở lớp trẻ chủ yếu là vui chơi, thì ở lớp 1 thời gian trên lớp của trẻ chủ yếu là dành cho việc học tập, không chỉ vậy, trẻ còn cần làm bài tập về nhà và cần tuân theo kỷ luật chặt chẽ hơn. Vì thế, giai đoạn chuyển tiếp này là bước ngoặt lớn và cũng là thách thức trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ.
Xây dựng thói quen học tập cho trẻ
Bước vào lớp 1, trẻ sẽ không còn được vui chơi nhiều như ở trường mầm non nữa. Thay vào đó, trẻ sẽ phải học và làm bài tập mỗi ngày. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có khả năng tập trung khá kém, do đó trẻ sẽ gặp khó khăn khi mới bắt đầu nhập học.
Để rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ, ba mẹ có thể bắt đầu bằng cách khuyến khích con thực hiện hoạt động trẻ yêu thích hoặc có năng khiếu trong thời gian ngắn và tư từ tăng thời lượng. Khi việc ngồi học tập trung của trẻ thành thói quen, ba mẹ có thể thử đổi sang các hoạt động khác mới lạ hơn, thử thách hơn.
Xem thêm: Biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo bước vào lớp 1
Cần chuẩn bị những gì cho trẻ vào lớp 1
Ngay từ năm cuối của bậc mầm non, ba mẹ hãy cùng con trò chuyện về các vấn đề liên quan tới trường mới hoặc bạn có thể đăng ký cho con tới trường tham quan thực tế ngôi trường mới, cùng con khám phá trường, gặp gỡ giáo viên, tham quan sân chơi ngoài trời, …
Ba mẹ cũng cần lưu ý rằng khi giới thiệu cho trẻ về môi trường học tập mới ở trường tiểu học, phụ huynh nên giới thiệu cho con những điều tích cực mà con sẽ được học ở trường thay vì dọa dẫm trẻ khiến trẻ sợ học lớp 1. Hãy kể cho con về những điều thú vị mà con sẽ được học tại trường mới để kích thích sự tò mò, yêu thích của trẻ.
Rèn luyện tính tự lập cho trẻ
Hiện nay ở nhiều trường như trường mầm non, trẻ đều được dạy các kỹ năng sống mầm non giúp trẻ tự lập và có thể tự mình vệ sinh cá nhân, tự dọn dẹp đồ dùng đồ chơi sau khi chơi xong… Thế nhưng, ở tại một số trường, các bảo mẫu, giáo viên mầm non vẫn thường làm giúp trẻ những việc này, hoặc trẻ ở nhà thường được gia đình bao bọc quá kỹ cũng là nguyên nhân khiến trẻ không thể tự lập được. Hậu quả là trẻ khó có thể tự lập cũng như hòa nhập được với môi trường ở trường tiểu học.
Kinh nghiệm chuẩn bị cho bé vào lớp 1
DO ĐÓ, NGAY TRONG KỲ NGHỈ HÈ TRƯỚC KHI VÀO LỚP 1, BA MẸ HÃY DÀNH THỜI GIAN ĐỂ RÈN LUYỆN CHO TRẺ VỀ NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG TỰ LẬP NHƯ:
- Dạy con tự thay quần áo hàng ngày
- Tự sắp xếp các dụng cụ học tập ngay ngắn vào balo
- Cách sử dụng và giữ gìn các dụng cụ này.
- Tự thu xếp đồ chơi học tập gọn gàng sau khi chơi xong
- Biết xin phép giáo viên (khi ở trong lớp học) và tự đi vệ sinh
- Tự xúc đồ ăn
- Ngủ sớm dậy sớm
- Phát triển kỹ năng giao tiếp và sự tự tin cho trẻ
Khi ở môi trường mới, việc tiếp xúc với giáo viên và bạn bè hoàn toàn mới có thể sẽ khiến trẻ sợ hãi, không dám giao tiếp với mọi người. Kỹ năng giao tiếp kém cũng có thể khiến giáo viên không hiểu được những thắc mắc và vấn đề mà trẻ gặp phải để hướng dẫn hay giúp đỡ. Do đó, ba mẹ cần rèn luyện trước cho trẻ kỹ năng lắng nghe khi người khác nói, kỹ năng đặt câu hỏi và cách diễn đạt câu trả lời.
Các bậc phụ huynh có thể rèn luyện kỹ năng này cho trẻ bằng việc thường xuyên dẫn trẻ ra ngoài giao lưu với người lớn. Ví dụ, khi mẹ đi mua đồ, hãy dẫn con đi theo và để con tự nói chuyện với người bán hàng về món đồ bé muốn mua. Nhờ đó, bé sẽ biết cách để diễn đạt suy nghĩ và mong muốn của mình với mọi người xung quanh.
Xem thêm: Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non phụ huynh cần biết
Cần chuẩn bị những gì cho trẻ vào lớp 1
Những đồ dùng cần thiết cho trẻ vào lớp 1 mà mẹ cần chuẩn bị
Nhiều phụ huynh lo lắng không biết cần chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho trẻ vào lớp 1 như thế nào để bé có thể thoải mái hòa nhập. Vì đây được xem là dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của bé trong việc học tập và rèn luyện. Hiểu được điều này, trong bài viết hôm nay dochoihoangha.com sẽ gợi ý cho các phụ huynh những thứ cần chuẩn bị cho con vào lớp 1.
Những đồ dùng cần thiết cho trẻ vào lớp 1
Bé vào lớp 1 cần chuẩn bị những gì? hay chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 như thế nào cho đầy đủ? là những băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Dưới đây là những đồ dùng cần thiết cho trẻ vào lớp 1 mà ba mẹ nên chuẩn bị.
Cặp sách/balo
Một chiếc cặp hoặc balo trẻ em mới với hình dáng ngộ nghĩnh sẽ khiến bé hứng thú hơn trước khi bước vào năm học. Mẹ nên chọn cho bé một chiếc cặp bằng những chất liệu nhẹ nhưng vẫn đảm bảo chắc chắn cho con có thể chứa được cả sách vở và đồ dùng cá nhân. Có thể lựa chọn một chiếc cặp hình hộp sách vở của bé không bị quăn hay gãy khi đựng.
Ngoài ra, mẹ cũng nên lựa chọn loại cặp có quai đeo mềm mại và tạo cảm giác thoải mái khi đeo để không hằn lên vai làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hiện nay trên thị trường cũng có loại balo kéo cũng là một lựa chọn giúp trẻ không phải đeo cặp trên vai. Với loại balo này, mẹ cần chú ý nhất đến tay cầm và bánh xe phải thật chắc vì trẻ sẽ kéo rất nhiều dễ bị mòn.
Một lưu ý nữa cho bé háo hức đi học là hãy chọn những chiếc cặp có hoạt tiết tươi vui, sống động, các nhân vật hoạt hình, màu sắc theo sở thích của bé.
Ngoài ra mẹ có thể lựa chọn loại cặp chống gù giúp bảo vệ xương của bé rất tốt. Bé đeo sẽ không cảm thấy khó chịu và căng cứng.
Dụng cụ học tập cho bé vào lớp 1
Sách vở dành cho trẻ em vào lớp 1
Tùy vào độ tuổi của các bé mà bậc phụ huynh lựa chọn loại sách vở phù hợp cho bé khám phá và phát triển.
Đối với trẻ bắt đầu học tiểu học thì cha mẹ có thể chọn loại vở 5 li, giấy trắng nhưng không quá lóa. Nên chọn loại vở dày vì trẻ tiểu học rất hay dùng bút tẩy xóa. Lực tẩy của bé tì lại rất mạnh nên dễ khiến giấy rách nếu là loại mỏng.
Mẹ cũng nên lựa chọn những loại vở có xuất xứ trong nước, các thương hiệu uy tín của Việt Nam. Đừng nên chọn các loại sách vở hàng ngoại nhập vì sẽ không phù hợp với giáo dục trong nước. Kích cỡ không phù hợp cũng sẽ ảnh hưởng đến nét chữ của trẻ.
Đối với các loại sách giáo khoa và sách tham khảo, cha mẹ hãy chọn từ nhà xuất bản và tác giả có uy tín. Chọn loại sách mới nhất được xuất bản theo yêu cầu của Bộ Giáo Dục.
Với sách tham khảo các mẹ không nên chọn loại quá cao, chỉ cần phù hợp với năng lực học tập của con là được. Mỗi môn chỉ cần có 1-2 quyển sách tham khảo là đủ, để trẻ có cơ hội phát triển trí não.
Xem thêm: Góc hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non rất hứng thú
Các loại bút thông dụng
Đối với các bé vào lớp 1, mẹ nên chọn loại bút chì 2B là phù hợp nhất. Đầu bút 2B vừa mềm vừa dễ gọt, lại cho ra những nét chữ đều, sắc hơn. Tránh mua các loại bút chì gỗ kém chất lượng, dễ bị mục nát khiến phần chì dễ bị gãy trong quá trình các bé viết bài. Không nên mua cho bé bút chì HB hoặc bút chì kim loại, vì loại này rất cứng và khó viết.
Với các loại bút mực hoặc bút bi thì mẹ chỉ nên mua khoảng 5 cây trở xuống. Vì trong thời gian học mới lạ này, bé sẽ dễ làm thất lạc bút. Bút cũng dễ bị tắc và khô mực nếu để quá lâu không sử dụng. Bí quyết là mẹ nên chọn cho bé các loại bút ngòi nhỏ để nét viết thanh mảnh, đều mực và không bị vấy bẩn vào người bé.
Bên cạnh đó thì khi vào lớp 1 trẻ sẽ được học các môn tô màu mỹ thuật. Vì vậy không thể thiết một hộp bút màu sáp hoặc một hộp bút lông. Mẹ nên lựa chọn cho bé loại màu sáp có chất lượng và độ bền cao, đầu bút mềm ra mực đều.
Thước và gôm tẩy – Dụng cụ học tập cho bé vào lớp 1
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gôm tẩy với nhiều hình dáng màu sắc khác nhau phù hợp với sở thích của các bé. Tuy nhiên mẹ chỉ nên lựa chọn cho bé gôm màu trắng, có độ dẻo cao. Nếu chọn loại gôm tẩy kém chất lượng thì khi bé tì mạnh sẽ rất dễ bị mục nát và làm rách vở.
Đối với thước kẻ thì phù hợp nhất với trẻ vào tiểu học là loại thước dài 20cm. Hãy để bé lựa thoải mái lựa chọn chiếc thước kẻ có hình thú ngộ nghĩnh phù hợp với tính cách và sở thích của bé.
Hộp đựng bút – Đồ dùng cần thiết cho trẻ vào lớp 1
Hộp bút được xem là vật dụng rất cần thiết không kém một chiếc cặp sách vì nó đựng hầu hết các đồ dùng nhỏ xinh của bé. Mẹ hãy mua cho bé một chiếc hộp bút đơn giản, nhưng đủ dài và rộng để có thể đựng được hết các loại vật dụng học tập khác.