Nhiều cha mẹ thường lo lắng về sức khỏe cho bé yêu khi giao mùa. Thời tiết khi giao mùa thường thay đổi rất nhanh trời vừa nóng đã lạnh luôn, nắng mưa rất thất thường là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mọi người đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, các cha mẹ cần trang bị cho bản thân mình những biện pháp phòng tránh đúng cách để có thể bảo vệ sức khỏe cho bé yêu khi giao mùa.
Các căn bệnh thường gặp khi giao mùa ở trẻ
Thời tiết giao mùa nắng, ẩm bất thường báo hiệu các dịch bệnh ở trẻ em, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp và bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát bởi hệ miễn dịch của trẻ lúc này chưa phát triển toàn diện, còn yếu ớt và sức đề kháng kém.
Một số bậc cha mẹ chủ quan không có biện pháp chăm sóc kịp thời cho trẻ khiến tình trạng trở nặng, dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ. Vì thế, cần trang bị cho bố mẹ kiến thức để có những biện pháp phòng bệnh đúng cách cho trẻ.
Cảm cúm: Đây căn bệnh thường xuyên gặp phải nhất khi thời tiết thay đổi. Cảm cúm sẽ gây ra sốt, đau họng, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, gây nhức mỏi toàn thân của bé…
Viêm đường hô hấp: Khi thời tiết bắt đầu giao mùa, các loại vi rút sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ và phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn thiện của trẻ, đặc biệt là hệ hô hấp làm cho trẻ bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi.
Bệnh này thường lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay hoặc các đồ dùng để ăn uống. Các triệu chứng thường thấy như: Sốt cao đột ngột, đau họng, ho, khó thở, đau đầu, lạnh, đau toàn thân, mệt mỏi; chán ăn, tiêu chảy nhẹ.
Đau mắt đỏ: Bênh này có khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp… Đau mắt đỏ khiến mí mắt bị sưng lên, chảy nước mắt, đổ ghèn trắng hoặc xanh, cay mắt, đau nhức. Đau mắt đỏ là do vi trùng hoặc siêu vi gây ra.
Viêm tiểu phế quản: Là tình trạng sưng và chất nhầy tích tụ trong đường dẫn khí phổi nhỏ nhất. Bệnh xảy ra do một loại vi rút phát triển mạnh vào mùa thu đông, có ảnh hưởng đến trẻ em, chủ yếu dưới hai tuổi. Vi rút thường lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi và họng của người mang vi rút. Các cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Khi trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, tím tái, có biến chứng cần cho trẻ nhập viện để điều trị.
Viêm tai: Có nhiều khả năng xảy ra trong mùa đông hơn bất kỳ mùa nào khác. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi không khí lạnh hơn, sẽ tăng khả năng trẻ bị viêm tai cấp tính. Trẻ sẽ thấy đau tai, khó nghe, sốt cao, chảy dịch ở tai, thậm chí là buồn nôn.
Ngoài các bệnh kể trên thì còn khá nhiều những bệnh mà trẻ thường gặp phải như: Sốt phát ban, viêm họng, sốt xuất huyết,
Các cách phòng tránh hiệu quả cho trẻ
Để phòng tránh các căn bênh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý những vấn đề dưới đây:
Giữ ấm cho trẻ: Khi thời tiết bắt đầu giao mùa, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ nhất là vùng cổ, tai, tay, chân, đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra ngoài hoặc đến nơi đông người. Nếu bật điều hòa hoặc lò sưởi cần chú ý đến nhiệt độ phòng.
Bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất: Việc này nhằm tăng thêm khả năng miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ có thể đối phó tốt hơn với những bệnh thường gặp khi giao mùa. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn lạnh, đồ ngọt. Cha mẹ nên tăng cường các loại thức ăn bổ dưỡng chứa nhiều đạm và vitamin như: Thịt, trứng, cá, rau quả và cho bé uống nhiều nước mỗi ngày.
Đưa đến cơ sở y tế: Khi trẻ mắc phải một trong số các bệnh trên, cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để khám và xác định nguyên nhân. Đồng thời lấy thuốc cho trẻ theo đơn của bác sĩ. Tránh tình trạng tự ý mua thuốc kháng sinh về cho trẻ uống sẽ làm tăng tình trạng kháng thuốc, uống không đúng loại thuốc có thể khiến bệnh của trẻ trở nên nặng hơn.
Giữ vệ sinh sạch sẽ: Các vật dụng của trẻ và xung quanh trẻ cần được giữ vệ sinh. Cơ thể trẻ cũng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, có thể sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ vệ sinh mũi, miệng. Với trẻ nhỏ mẹ nên vệ sinh tay trẻ bằng nước muối loãng, trẻ lớn nên rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn, vì nếu không vệ sinh tay sạch sẽ trong quá trình ăn trẻ sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào trong người gây nên các bệnh.
Giao mùa là thời điểm rất nhiều dịch bệnh ở trẻ bùng phát. Khi trẻ xuất hiện những biểu hiện bệnh trên, ba mẹ không cho tự ý cho trẻ uống thuốc mà nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế sớm để trẻ được khám và chẩn đoán kịp thời, tránh để bệnh phát triển nặng hơn, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.