Quai bị là bệnh lành tính nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo sử chỉ định thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe. Vậy bị quai bị kiêng gì và nên ăn gì? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Bị quai bị kiêng gì?
Kiêng nước lạnh và gió
Nước lạnh và gió là hai yếu tố khiến vùng mắc quai bị đau và hơn. Do đó, khi ra ngoài cần mặc quần áo để chắn gió để hạn chế tối đa nguy cơ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cần kiếng tắm bằng nước lạnh thay vào đó là nước ấm và không nên ngâm mình quá lâu.
Kiêng ăn đồ chua, cay và món ăn làm từ nếp
Những thực phẩm chua, cay, nóng sẽ khiến tình trạng bệnhkéo dài thời gian hồi phục của bệnh nhân và trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân do những loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt của người bệnh hoạt động nhiều hơn, làm tăng tiết nước bọt khiến chỗ quai bị sưng to hơn. Ngoài ra, đồ nếp cũng được xếp vào thực phẩm không nên ở khi bị quai bị.
Bị quai bị nên kiêng đồ ăn cay nóng để nhanh khỏi bệnh
Không nên hoạt động mạnh
Khi mắc quai bị, người bệnh nên có độ độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, stresss đểcơ thể nhanh chóng hồi phục, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Không tự ý dùng thuốc
Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sử chỉ định của bác sĩ. Nên đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị đề phòng các biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh quai bị, việc điều trị chủ yếu dựa trên các nguyên tắc hạn chế vận động, chăm sóc, điều trị chống viêm tinh hoàn, buồng trứng, viêm màng não… Các bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh trong những trường hợp có bội nhiễm do vi khuẩn.
Thịt gà
Thịt gà cũng được xếp vào thực phẩm nên kiêng khi bị quai bị. Bởi khi ăn thịt gà khiến phải nhai nhiều, có thể gây đau, đặc biệt đây còn là thực phẩm khó tiêu không tốt cho người bệnh.
Thịt gà cũng được xếp vào thực phẩm nên kiêng khi bị quai bị
Bị quai bị nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Những món ăn được chế biến từ đậu
Món ăn chế biến từ đậu có hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm các loại vitamin cần thiết giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng như: vitamin B1, vitamin A, vitamin C,…Đây chính là lý người bị bệnh quai bị nên ăn các loại chế biến từ đậu.
Bổ sung những món ăn từ rau xanh
Bạn cần bổ sung thêm hàm lượng rau xanh vào thực đơn hàng ngày vì trong rau xanh có chứa hàm lượng vitamin A rất tốt cho hệ tiêu hóa. Cùng với đó, bạn cần phải bổ sung thêm các loại hoa quả có lợi cho sức khỏe như bầu, bí, khổ qua. Được biết trong khổ qua chứa nhiều dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Thức ăn dạng lỏng và mềm
Khi mắc bệnh quai bị, người bệnh thường có dấu hiệu sốt cao, sưng đau tuyến nước bọt khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Vì vậy, bạn nên ăn những thức ăn dạng lỏng nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng như: canh trứng, cháo, súp… Đặc biệt cần điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày sao cho phù hợp, hạn chế nhai mạnh, tốt nhất nên chia nhỏ thực đơn ra thành nhiều bữa trong ngày.
Nên chọn thức ăn dạng mềm, lỏng như cháo để nhanh hồi phục sức khỏe
Uống nhiều nước
Người bệnh quai bị thường có triệu chứng mất nước và sốt, vì vậy uống đủ chất điện giải và lượng nước để cơ thể được cân bằng là việc rất quan trọng. Tuy nhiên, người bệnh quai bị cần lưu ý, không nên uống nước quá lạnh hoặc quá nóng, thay vào đó nên dùng nước lọc thông thường hoặc nước ấm (có thể làm giảm cơn đau). Ngoài ra để hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn trong khoang miệng và tránh khô miệng bạn cần súc miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng hàng ngày.
Một số lưu ý khi chăm con bị quai bị
- Đắp khăn để hạ sốt nhanh hơn
- Sau khi trẻ khỏi bệnh nên cách ly khoảng 1 tuần để đảm bảo không lây nhiễm
- Tăng cường nghỉ ngơi
- Vệ sinh răng miệng, sức miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng, tránh vi khuẩn.
Có thể thấy, chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người mắc bệnh quai bị. Việc xây dựng một thực đơn phù hợp giúp người bệnh dễ hấp thu chất dinh dưỡng, hạn chế tối đa bệnh tái phát và hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi.