9 dấu hiệu nói con đang bị bệnh nguy hiểm mà bố mẹ nhất định không được bỏ qua.
Các dấu hiệu sức khỏe bất thường ở trẻ thường không rõ ràng và khó chẩn đoán. Tuy nhiên, để tránh hậu quả nghiêm trọng, các ông bố bà mẹ không nên bỏ qua những điểm sau.
Với trẻ em, khi có những dấu hiệu sức khỏe bất thường, chúng vẫn có thể sinh hoạt bình thường hoặc ngại "báo cáo" với bố mẹ. Thế nhưng nếu kéo dài hoặc tái diễn liên tục, các triệu chứng đó có thể cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm.
Vì thế, các bậc phụ huynh phải cực kỳ lưu ý đến những biểu hiện khác lạ, dù là nhỏ ở con nhỏ. Và khi thấy trẻ có những triệu chứng dưới đây, hãy đưa con bạn đến gặp bác sĩ.
1. Không phản ứng với những âm thanh lớn
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể nói cho bố mẹ biết được rằng chúng nghe không rõ. Các bé cũng không phản ứng lại với những kích thích mà chúng ta mong đợi. Đó là lí do nhiều bệnh viện có kiểm tra thính lực của trẻ.
Nếu bạn nhận thấy rằng con mình không bị ảnh hưởng hoặc không đáp ứng với âm thanh ồn ào, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi để kiểm tra thính giác.
2. Mất thính lực
Càng lớn, trẻ con càng được tiếp xúc với các thiết bị âm nhạc, âm thanh, trò chơi video, tivi và những âm thanh ồn ào trên những con phố. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới thính giác của trẻ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC), khoảng 12,5 % trẻ em ở độ tuổi 6-19 bị tổn thương thính giác vĩnh viễn do tiếp xúc với tiếng ồn lớn.
Để phòng căn bệnh này, bạn hãy luôn "giữ" âm thanh ở mức độ vừa phải. Khi các con bạn sử dụng tai nghe, chú ý đừng để chúng nghe quá 50% âm lượng. Và nên làm điều tương tự với TV, trò chơi video và phim ảnh. Làm giảm thời gian ồn ào càng nhiều càng tốt.
3. Vấn đề về thị lực
Đây cũng là vấn đề đối với trẻ nhỏ. Các bé cũng không thể nói với bạn rằng chúng nhìn mờ. Nhưng bạn có nhiều cách để nhận ra điều đó.
Nếu bé dường bao giờ tập trung ánh mắt vào một vật gì đó hay mất nhiều thời gian khó khăn để chạm tay vào khuôn mặt hoặc bàn tay của bạn, hãy nói cho bác sĩ biết.
Còn với trẻ ở độ tuổi đi học, thấy còn hay nheo mắt, khó đọc hoặc phải ngồi gần tivi, bạn cũng nên nâng cao cảnh giác về vấn đề thị lực của con.
4. Sốt cao và đau đầu dữ dội
Thỉnh thoảng, trẻ em bị sốt do virus hay các nhiễm khuẩn nhẹ là không đáng lo. Nếu trẻ bị sốt cao, kèm theo đó là dấu hiệu đau đầu nghiêm trọng, khó mở mắt ra nhìn một thời gian lâu, đó có thể là dấu hiệu của viêm màng não.
Hãy ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
5. Đau bụng
Đau bụng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là khi chúng ăn những món mới, hay ăn quá nhiều một món nào đó.
Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bạn nhận thấy con có những biểu hiện sau: Đau bụng ở phía dưới bên phải, nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng khi chạm tay vào. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm ruột thừa.
6. Mệt mỏi cao độ
Nếu con bạn mệt đến mức dường như không còn đủ sức để làm những việc mà con vẫn làm thực xuyên, khả năng cháu đang có vấn đề về sức khỏe.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi cao độ, tất nhiên là ngoại trừ do thức đêm muộn triền miên hoặc đang ở độ tuổi dậy thì.
Tình trạng này kéo dài có thể liên quan đến một số vấn đề như thiếu máu, rối loạn hấp thu, đau đầu, trầm cảm. Ngoài việc đi khám bác sĩ, bạn cũng nên nhẹ nhàng, gần gũi để tìm hiểu các vấn đề tâm lý, xã hội và các mâu thuẫn có thể xảy ra ở trường học.
7. Vấn đề về hô hấp
Theo CDC, khoảng 10% trẻ em nước này bị bệnh hen suyễn. Dấu hiệu của bệnh là khó thở khi tập thể thao hay chơi đùa, thở hổn hển, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp lâu khỏi.
Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi nhưng bạn có thể giảm triệu chứng hoặc ngừng triệu chứng khi xảy ra cơn lên hen. Nếu trẻ có biện hiện trên, hãy đưa con tới bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn chăm sóc.
8. Giảm cân
Nếu trọng lượng thay đổi ít thì không phải điều đáng lo nhưng giảm cân đáng kể không rõ nguyên nhân, trẻ cần được kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
9. Hay khát nước
Hoạt động thể chất trong thời gian dài khiến trẻ khát nước, điều đó hoàn toàn bình thường. Nhưng bình thường, nếu bạn thấy hhu cầu uống nước của con tăng lên bất thường, kèm theo tiểu nhiều, ăn nhiều vẫn gầy, trẻ có thể mắc tiểu đường.
Kết luận:
Có thể nói, các dấu hiệu bất thường ở trẻ thường không rõ ràng và khó chẩn đoán. Nếu không quan tâm đến con, bạn có thể sẽ bỏ qua các dấu hiệu nguy hiểm. Vì vậy, các bậc làm cha làm mẹ nên cẩn thận với sức khỏe của con, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Theo SK&ĐS