Dạy cho con về khoa học nghe có vẻ thật khó. Nhưng đừng để mình bị trì hoãn bởi những kí ức bạn nhớ được khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường nhé. Vì thực tế dạy “bộ môn” khoa học cho các bạn nhỏ thực sự thú vị hơn nhiều!
Các hoạt động khoa học dành cho các bạn mới biết đi và các bạn đang ở độ tuổi học mẫu giáo đều hướng đến sự khám phá mọi thứ xung quanh cũng như rất cần người lớn chúng ta hỗ trợ để duy trì được bản tính tò mò, thích tìm hiểu. Do vậy, tất cả những gì chúng ta nên làm là cho trẻ những công cụ để trẻ có thể tự do khám phá và khuyến khích trẻ tiếp tục đặt câu hỏi, theo đuổi sở thích của mình.
⭐️💫 Vì khoa học cho trẻ nhỏ đều hướng đến sự vui vẻ, hào hứng là chính nên không có lý do gì mình không thể biến mọi thứ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Bố mẹ hãy cảm thấy thoải mái khi sử dụng những thuật ngữ khoa học ở bất kỳ đâu (Bạn sẽ thấy trẻ dễ tiếp nhận nó một cách đáng ngạc nhiên) và giới thiệu cho trẻ cách tư duy theo kiểu khoa học là mình đặt ra giả thuyết rồi sau đó cùng nhau kiểm chứng, bằng cách bắt đầu những câu hỏi như: Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra? Tại sao nó lại như vậy nhỉ?
1️⃣. Thực nghiệm “chìm + nổi” ⚽️⚾️
Đây có lẽ là một thực nghiệm đơn giản nhất nhưng không bị kém vui chút nào. Bố mẹ chỉ cần đổ đầy nước vào một cái chậu (hoặc bồn tắm), tập hợp một số đồ vật và hỏi trẻ xem cái nào sẽ chìm hay nổi.
Và hãy để trẻ được trải nghiệm! Trẻ mới biết đi sẽ thường chỉ nghịch nước cùng với đống đồ vật mà bạn đã chuẩn bị sẵn. Khi đó, bạn có thể chỉ cho con thấy những vật sẽ nổi trên nước và những vật sẽ bị chìm.
Còn với những bạn đang ở độ tuổi học mẫu giáo, bạn có thể khuyến khích để trẻ phân loại đồ vật nào sẽ chìm hay nổi, vì sao con lại chia như vậy và sau đó để trẻ được tự mình kiểm chứng. Bố mẹ có thể giải thích thêm cho trẻ để trẻ hiểu được hiện tượng này rõ hơn.
Bạn có thể chơi trò chìm nổi nhiều lần với những chủ đề khác nhau bằng cách sử dụng những vật dụng ở bộ đồ chơi của con hay dụng cụ trong nhà…
2️⃣. Trồng cây 🌱🌱
Với những bạn nhỏ mới biết đi và đang ở độ tuổi mẫu giáo, những việc đơn giản như trồng cây là một hoạt động khoa học tuyệt vời. Để tăng thêm sự hứng thú, bạn có thể chọn những loại hạt mà mình vừa mới ăn xong như táo, bơ hoặc đào. Bạn nên chọn những loại cây nào có thể phát triển được khu vực, khí hậu của mình và để trẻ được giúp bạn trồng cây. Con sẽ rất hào hứng khi quan sát cái cây nảy mầm và lớn lên như thế nào.
3️⃣. Xây dựng “đường ống”
Sử dụng các vật liệu đơn giản như lõi giấy, bìa cứng, dây chỉ, băng keo, keo dán,… và thử thách các em đang ở độ tuổi mầm non làm một đường ống dốc để cho viên bi lăn xuống. Trẻ mới biết đi có thể thực hiện một phiên bản khác của “thí nghiệm” này bằng cách dùng những vật dụng là hình cầu khác to hơn để đảm bảo an toàn cho bé như quả bóng, giấy được vo tròn… Từ thực nghiệm này con có thể biết được vật liệu nào, độ dốc ra sao sẽ làm cho viên bi di chuyển nhanh nhất.
4️⃣. Nhận biết thời tiết ☀️🌦
Xem tiết trời bên ngoài có thể là một việc mà ngay cả với bạn nhỏ mới biết đi cũng rất hào hứng. Bố mẹ có thể nói cho con biết về từ vựng của những kiểu thời tiết khác nhau và để con được giúp bố mẹ xem thời tiết ở ngoài như thế nào trước khi chọn quần áo để mặc mỗi ngày. Nếu con thích hoạt động này, bố mẹ có thể “chuẩn bị” riêng cho con một cái “trạm khí tượng” để con có thể phụ trách và tập làm một nhà khí tượng học nhí.
5️⃣. Quan sát bầu trời 🌝🌛
Bạn có thể cùng con ngắm trời đêm và nói cho nhau nghe về những gì mình nhìn thấy. Bạn không cần phải quá để tâm khi mình không là một nhà khoa học ở NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ) hoặc biết được tên của tất cả các chòm sao.
Khi quan sát bầu trời thường xuyên, con sẽ bắt đầu chú ý đến những thứ rất hay ho như sự thay đổi hình dạng của mặt trăng, sự chuyển động của mặt trăng qua bầu trời, các ngôi sao sẽ có thể tạo hình gì trên bầu trời… Kiểu trải nghiệm này sẽ không chỉ khơi dậy niềm yêu thích của con với khoa học mà chắc chắn còn có thể để lại cho con những kí ức đặc biệt.
6️⃣. Tìm hiểu về động vật 🐶
Bạn có bao giờ thấy một đứa trẻ 3 tuổi có thể gọi tên vanh vách của rất nhiều loài khủng long mà bạn chưa từng nghe thấy? Con trẻ có thể tiếp thu được rất nhiều từ ngữ khác nhau khi con học từ mới vậy tại sao chúng ta lại không tận dụng thời điểm đó?
Bố mẹ có thể để cho con chọn một con vật mà con quan tâm và cùng con tìm hiểu tên của từng bộ phận trên cơ thể của con vật đó. Và sẽ càng thú vị hơn khi con vật đó bố mẹ có kinh nghiệm thực tế, chẳng hạn như chó, mèo, lợn, gà… Bạn có thể đơn giản sử dụng tranh vẽ hoặc hình ảnh của những loài động vật cùng những bộ phận của nó để minh họa cho bé hiểu.
7️⃣. Thực nghiệm với nước đá ❄️❄️
Đồ đầy 2 khay làm đá, một khay đổ nước và một khay đổ nước muối và đặt chúng vào trong vào ngăn làm đá của tủ lạnh và quan sát xem khay nào sẽ đóng đá nhanh hơn. Bạn cũng có thể đông lạnh một số đồ chơi nhỏ của con với nước và hỏi trẻ xem mình có cách nào để giải cứu chúng. Hoặc làm những khay nước đá nhiều màu và xem nó hòa tan dần trong nước như thế nào khi để ở ngoài môi trường… Có rất nhiều cách khác nhau bạn có thể làm từ nước đá và xem khả năng phán đoán của con.
8️⃣. Làm cầu vồng 🌈🌈
Chắc hẳn có rất nhiều bố mẹ đã quen thuộc với tuổi thơ làm cầu vồng từ đĩa CD. Chỉ cần cầm một chiếc CD dưới một ngày trời nắng là bạn đã có thể tạo ra chiếc cầu vồng sống động, đầy màu sắc. Bên cạnh đó, bạn có thể khích lệ con yêu thích và tìm hiểu thêm về cầu vồng bằng cách để con được tô vẽ hay đọc những cuốn sách khoa học dành cho trẻ nhỏ về hiện tượng tự nhiên này.
9️⃣. Có cho mình một bộ sưu tập
Con của bạn có thích thu thập những vật nho nhỏ ở khắp mọi nơi không? Chẳng hạn như con có về nhà với túi đầy đá hoặc cây cỏ không?
Thay vì than thở về những đống sỏi bạn tìm thấy khắp nhà, bạn có thể chỉ cho con cách tổ chức, sắp xếp “kho báu” của mình sao cho khoa học dựa trên cách con thích như kích thước, màu sắc, kiểu dáng… và bố mẹ có thể cho bé một vị trí nhất định trong nhà để con có chỗ cho bộ sưu tập của mình.
🔟. Tìm hiểu tập tính 🐞🦗
Bạn có thấy con bị thu hút bởi những con côn trùng như ốc sên, bươm bướm, châu chấu...? Nó ăn gì nhỉ? Nó thích ngủ ở đâu?... Những câu hỏi như thế này có thể thực sự truyền cảm hứng cho những đứa trẻ suy nghĩ như một người làm khoa học. Trẻ hoàn toàn có thể tìm câu trả lời ở những cuốn sách hay cùng với bố mẹ tìm hiểu thêm thông tin ở trên Google.
😍😍 Với bản năng tò mò, thích khám phá của các bạn nhỏ thì chắc hẳn gia đình mình cũng sẽ có nhiều hoạt động khoa học để các bạn ấy có cơ hội được hiểu hơn về thế giới xung quanh. Chúng mình hy vọng với những “thí nghiệm” đơn giản trên đây sẽ là gợi ý để gia đình mình có thêm tham khảo ạ.