Khoa học không phải là những thứ cao siêu và vĩ mô, mà chính là những sự vật và hiện tượng xung quanh cuộc sống của con người chính. Việc cho trẻ mầm non tiếp xúc với khoa học sớm sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện trong tương lai.
Ngay từ lứa tuổi mầm non, việc cho trẻ tiếp cận với khoa học và các thí nghiệm khoa học sẽ tạo điều kiện rất tốt để hình thành cho trẻ tâm hồn trong sáng, lòng nhân ái, tình yêu thương gia đình và thiên nhiên. Khoa học khơi dậy tính ham học hỏi, khám phá ở trẻ. Ở lứa tuổi trẻ mầm non, các bé chắc chắn sẽ không chịu đứng ngoài “quan sát và lắng nghe”, Trong quá trình học trải nghiệm, các giác quan của trẻ cũng phát triển. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, trẻ học thông qua đa giác quan có khả năng nhận thức và khả năng phản ứng trước các tình huống tốt hơn. Nhờ có những hoạt động trải nghiệm thực tế, chú trọng thực hành nên các kỹ năng của trẻ càng trở nên khéo léo và thành thạo hơn theo thời gian. Khi trẻ được tiếp xúc môi trường thông tin khoa học sớm, trẻ sẽ học được và hình thành tư duy khoa học ngay từ nhỏ. Hiểu được tầm vai trò của hoạt động thí nghiệm, tuần này cô giáo đã tổ chức cho các bé lớp MGB C2 tham gia giờ học thí nghiệm: Trứng nổi – trứng chìm.
Dưới đây là một số hình ảnh của cô và trẻ khi tham gia hoạt động.
Cô và trẻ hát bài hát: Thế giới diệu kỳ.
Bé Hà Anh tự tin lên trả lời nguyên liệu làm thí nghiệm.
Trẻ thích thú và chăm chú quan sát.
Bé Đức Minh tự tin lên trả lời câu hỏi của cô.
Trẻ chăm chú quan sát cô làm mẫu.
Trẻ thích thú tham gia hoạt động làm thí nghiệm: Trứng nổi - Trứng chìm.
Trẻ quan sát khi tham gia làm thí nghiệm.
Hoạt động thí nghiện giúp trẻ khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, thông qua hoạt động này, trẻ được hoạt động nhóm, đồng thời tạo cơ hội để trẻ bộc lộ khả năng của mình. Cô tin rằng, qua các hoạt động sẽ giúp trẻ yêu khoa học và thích thú với lớp học của mình nhiều hơn.