Khẩu hiệu chống rác thải nhựa – hạn chế sử dụng sản phẩm dùng một lần

Thứ hai, 14/6/2021, 11:16
Lượt đọc: 2728

1. Tình trạng rác thải nhựa hiện nay 

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường tính đến năm 2018, trên thế giới đã xả ra môi trường tới 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa, trong đó có 13 triệu tấn bị đổ ra biển. Trong đó Việt Nam đứng thứ 17 trên 109 nước có lượng rác thải nhựa lớn nhất trên thế giới (với 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm). 

Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, trong khoảng thời gian 1900 – 2018, lượng tiêu thụ đồ nhựa đã tăng nhanh từ 3,8 kg/người lên 41,3kg/người. (Nguồn ảnh: Báo Tuổi trẻ)
Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, trong khoảng thời gian 1900 – 2018, lượng tiêu thụ đồ nhựa đã tăng nhanh từ 3,8 kg/người lên 41,3kg/người.   (Nguồn ảnh: Báo Tuổi trẻ)

Số lượng rác thải nhựa thải ra môi trường ngày càng nhiều, lý do là bởi: 

  • Tình trạng tiêu dùng đồ nhựa, đặc biệt là nhựa dùng 1 lần tăng cao qua các năm: Báo cáo của Liên hợp quốc cho biết, thế giới có 1 triệu chai nhựa được dùng trong mỗi phút, 5.000 tỷ túi nhựa dùng 1 lần được sử dụng trong mỗi năm. Chỉ trong vòng gần 50 năm (1970 – 2018) lượng nhựa tiêu thụ đã gấp 20 lần, ước tính sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm nữa. 
  • Tình trạng rác thải nhựa tăng nhanh còn do thói quen vứt rác thải nhựa bừa bãi, không phân loại từ đầu nguồn. Điều này gây khó khăn cho công tác tái chế và sử dụng chất thải. Có những đồ nhựa 1 lần do lẫn quá nhiều chất thải khác nên không thể tái chế được.

Con người cứ vô tư sản xuất, sử dụng, vứt bỏ rác thải nhựa mà không lường được rằng rác thải nhựa có tác hại rất lớn:

  • Rác thải nhựa chôn lấp trong đất có thể làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói đòn, mất chất dinh dưỡng, giảm khả năng giữ nước…
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Khi đốt, rác thải nhựa có thể tạo ra khí thải chứa Dioxin và Furan, vốn là những chất kịch độc.
  • Ảnh hưởng đến sự sống của hệ san hô và các loài động vật, sinh vật biển, gây mất cân bằng sinh thái: mỗi năm có tới 1,5 triệu động vật trên biển chết vì ngộ độc nhựa.
  • Gây tổn hại về kinh tế: Hệ sinh thái biển thay đổi làm mất khoảng 8 tỷ USD/năm trở lên. Ngoài ra, mỗi năm các nước thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) cũng phải chi 1,3 tỷ USD để xử lý môi trường biển bị ô nhiễm do rác thải nhựa.

Để phòng chống rác thải nhựa, chúng ta cần tích cực thực hiện các biện pháp như:

  • Xử lý rác thải nhựa đúng cách và hiệu quả, phân loại rác từ đầu nguồn
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần
  • Thay thế đồ nhựa bằng sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần như: túi vải, cốc sứ; ống hút tre, inox, và các sản phẩm phân hủy hoàn toàn AnEco… thân thiện với môi trường. 
  • Ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa
  • Đặc biệt là cần tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, nâng cao ý thức người dân trong việc chống rác thải nhựa bằng lời nói, hành động, treo băng rôn, khẩu hiệu…. Trong các cách tuyên truyền thì cách treo băng rôn khẩu hiệu chống rác thải nhựa là khá hiệu quả, có sức lan tỏa rộng.
  • 2. Treo băng rôn khẩu hiệu chống rác thải nhựa – biện pháp có sức lan tỏa rộng

    Để chống rác thải nhựa, hãy tích cực tuyên truyền vận động bằng cách tổ chức các cuộc tọa đàm và một số hoạt động vì môi trường. Có thể kết hợp với việc treo băng rôn khẩu hiệu chống rác thải nhựa để tạo sức lan tỏa, thu hút cộng đồng hơn.

    Để tuyên truyền, vận động và kêu gọi mọi người không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” vào năm 2018. 

    Hưởng ứng vấn đề này, ngày 11/9/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát động phong trào thi đua “Hành động để giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa và nilon” với khẩu hiệu “Nói không với sản phẩm nhựa và túi nilon dùng một lần”. 
     

    Phong trào này đã lan rộng đến khắp các doanh nghiệp, tổ chức trên khắp các tỉnh thành cả nước:

  • Tỉnh Thừa Thiên Huế đã hưởng ứng phong trào với mô hình hay, sáng tạo như “Ngày chủ nhật xanh”, với các khẩu hiệu như “Nói không với túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, “Nhặt một cọng rác bạn đã làm Huế sạch hơn”,…
  • Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa trên địa bàn tình với các khẩu hiệu như: “Chung tay hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa  năm 2018”, “Quản lý rác thải vì môi trường nông thôn bền vững”, “Đường phố xanh cuộc sống an lành”, “Hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy để bảo vệ môi trường”…
  • Tỉnh Hưng Yên cũng đã phát động phong trào chống rác thải nhựa với các khẩu hiệu: “Mang theo túi đựng có thể tái sử dụng để hạn chế túi nilon khi đi mua sắm hàng hóa”, “Dùng chai lọ thủy tinh để đựng đồ thay cho chai lọ nhựa”, “ Ưu tiên mua sản phẩm dùng trong hộp giấy thay vì hộp nhựa”, “Bỏ rác đúng nơi quy định – hành động nhỏ, ý nghĩa lớn”…
  • Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã khuyến khích các đơn vị lữ hành tham gia phong trào chống rác thải nhựa với khẩu hiệu “Du lịch chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa”, “Mắt thấy rác, tay nhặt ngay”… 
  • Tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức chiến dịch chống rác thải nhựa với khẩu hiệu “ Hãy nói không với rác thải nhựa”, “Bỏ rác đúng nơi quy định – Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn”,…
  • Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức phát động phong trào chống rác thải nhựa với khẩu hiệu “Chung tay hành động chống rác thải nhựa vì một văn phòng xanh”…
  • Tóm lại, để bảo vệ môi trường, chúng ta hãy cùng giảm bớt rác thải nhựa bằng cách: phân loại rác ngay từ đầu nguồn, hạn chế sử dụng đồ nhựa, thay thế bằng đồ vải, đồ gỗ, các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco,… Hãy chung tay hành động, làm theo khẩu hiệu chống rác thải nhựa vì một môi trường xanh, bạn nhé!
  • Nguồn: Sưu tầm

Người đăng tin: admin

Nguồn tin: Sưu tầm

Chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN

Địa chỉ: Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: (043)8724033, Fax: 38724618

Email: ubnd_longbien@hanoi.gov.vn

 

Trường Mầm Non Ánh Sao

Địa chỉ: Tổ 21 phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, TP. Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Đỗ Thị Huế

Liên hệ: SĐT 0438777040 | Email: mnanhsao@longbien.edu.vn

Tập đoàn công nghệ Quảng Ích