Như chúng ta đã biết, mùa hè của nước ta là mùa có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều do đó các loài vi khuẩn dễ phát triển để gây ra các bệnh, dưới đây là một số bệnh thường xảy ra và có thể bùng phát:
SỐT XUẤT HUYẾT
Mùa mưa đang tới gần cũng là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển mạnh để gây ra bệnh mà căn bệnh chúng ta dễ mắc đó là sốt xuất huyết nhất là các trẻ em. Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và các phòng bệnh sốt xuất huyết nhé.
· Nguyên nhân:
Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân gây ra bệnh :
Một là : do siêu vi trùng Dengue gây ra
Hai là: Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất.
· Triệu chứng :
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh sốt xuất huyết nhất.
Bệnh sốt xuất huyết có 1 số biểu hiện như sau:
Đối với trẻ em:
Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ.
– Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da
– Chảy máu cam
– Nôn mửa
– Đi ngoài ra máu
– Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải
Đối với người lớn:
Có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết.
Cách chăm sóc trẻ đúng cách khi bị sốt xuất huyết:
Sốt xuất huyết ở trẻ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao. Nếu mẹ phát hiện bé có những biểu hiện của sốt xuất huyết, mẹ nên:
– Chọn những thức ăn trẻ thích, chia làm nhiều bữa nhỏ và không kiêng khem. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…
– Cho bé uống thêm nhiều nước, loại nước thích hợp là nước lọc, nước cam, chanh, … và nên cho bé uống dung dịch oresol, vì ngoài việc bù nước còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể, giúp thành mạch máu bền vững, giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể.
– Theo dõi và cho bé nhập viện kịp thời: khi bé sốt trên 2 ngày mà không tìm được nguyên nhân, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị và có những biện pháp hạ sốt đúng cách.
Ngoài ra các mẹ cũng nên lưu ý:
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc Aspirine hoặc Ibuprofen (có thể gây chảy máu dạ dày).
- Không cho bé ăn, uống những thực phẩm có màu đen hoặc đỏ (có thể gây nhầm lầm với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ)
- Cách phòng tránh
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin để phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị. Diễn biến lâm sàng với triệu chứng bệnh lý khá đa dạng và chuyển biến nhanh từ nhẹ sang nặng. Mức độ bệnh tiến triển từ sốt xuất huyết thông thường sang sốt xuất huyết nặng không lường trước được.
Vì vậy, ngành y tế cùng phối hợp với cộng đồng người dân thực hiện công tác giám sát, phòng chống bệnh một cách chặt chẽ. Phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát được hoạt động của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết như :
- Không nên cho trẻ hoạt động vui chơi ở những nơi tối tăm, ao tù, nước đọng. –
- Tránh muỗi đốt kể cả ban ngành; diệt bọ gậy muỗi, loăng quăng muỗi và muỗi trưởng thành bằng tất cả các biện pháp hiệu quả, khả thi;
– Thường xuyên vệ sinh cảnh quan, môi trường sống để loại bỏ các ổ chứa nước đọng là điểm sinh sản của muỗi ở trong nhà và ngoài nhà. –
- Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp; mọi sự chậm trễ có thể dẫn đến nguy cơ tử vong khi có những biến chứng trầm trọng xảy ra.