Trách nhiệm là một trong những tính cách mà con người cần phải có. Do đó, khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên sớm dạy cho chúng sống có trách nhiệm.
Khi trở thành người lớn, rất nhiều người trong số đó nhận ra rằng, mình còn thiếu một số kỹ năng nhất định và ước gì cha mẹ dạy cho họ khi còn nhỏ. Đó là một số kỹ năng như độc lập, tự tin, biết lập kế hoạch, quản lý thời gian… Đặc biệt, phần lớn mọi người đều công nhận tính trách nhiệm là điều rất quan trọng, bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần phải rèn luyện ngay từ nhỏ.
Sau đây là một số kỹ năng trẻ cần học để trở thành một người sống có trách nhiệm.
1. Tự vệ
Biết cách tự vệ là kỹ năng quan trọng cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần. Ví dụ, khi đối mặt với những kẻ bắt nạt, học cách tự vệ có thể mang lại cho trẻ sự tự tin. Chúng có thể tự tìm cách thoát khỏi tình huống khó khăn mà không cần nhờ người lớn giúp đỡ.
Khả năng tự vệ thậm chí không cần đến hoạt động thể chất. Trẻ em có thể dùng lời nói để làm giảm xung đột, không dẫn đến đánh nhau. Nếu xung đột biến thành đánh nhau, hãy bảo trẻ đánh đấm không phải là ý kiến hay nhất. Thay vào đó, tốt hơn là nên tự vệ bằng một số tư thế, chẳng hạn như vòng tay quanh kẻ tấn công, giống đang đấu vật. Điều này sẽ khiến kẻ bắt nạt khó làm tổn hại đến trẻ.
2. Sơ cứu
Mỗi người đều có thể cứu sống một ai đó theo đúng nghĩa đen. Trẻ cũng cần biết cách điều trị các vết thương nhỏ. Cha mẹ nên bắt đầu giới thiệu cho trẻ từ bộ dụng cụ sơ cứu, giải thích công dụng từng thứ. Cha mẹ thậm chí có thể giả vờ bị thương và nhờ con cái giúp đỡ. Một số kỹ năng sơ cứu quan trọng nhất bao gồm cầm máu, hô hấp nhân tạo.
3. Nấu ăn
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dạy trẻ cách nấu ăn sẽ khiến chúng có nhiều khả năng lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn. Một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng tới sức khỏe. Nếu trẻ học được thói quen này từ nhỏ, chúng sẽ có sức khỏe rất tốt sau này.
Bên cạnh đó, khi cha mẹ bận rộn, trẻ sẽ không phải chọn các loại thức ăn nhanh, mà tự nấu ra những bữa ăn lành mạnh hơn.
4. Xử lý trong trường hợp khẩn cấp
Đôi khi có điều gì đó bất ngờ hoặc tồi tệ xảy ra, khiến cho tất cả mọi người đều sợ hãi. Điều quan trọng nhất là giữ tâm lý bình tĩnh, cần phải biết chuẩn bị gì và hành động như thế nào trong một số trường hợp khẩn cấp.
Trước hết, hãy dạy cho trẻ biết họ nên quay số nào trong trường hợp khẩn. Thứ hai, cho trẻ biết họ cần nói gì khi ai đó gọi điện hỏi tên hay địa chỉ của nhà mình.
5. Quản lý thời gian
Biết cách quản lý thời gian là một trong những kỹ năng cần thiết và rất hữu ích cho trẻ khi lớn lên. Dù là còn nhỏ hay đã lớn, mỗi người vẫn luôn cần học cách quản lý thời gian để sử dụng 24 giờ một cách tối ưu nhất.
Cha mẹ cần đảm bảo rằng, con mình biết cách xác định thời gian. Chẳng hạn như giao cho chúng nhiệm vụ làm bài tập chỉ trong 20 phút, đặt đồng hồ gần đó để chúng ý thức được thời gian trôi qua như thế nào.
Một điều quan trọng khác đối với việc quản lý thời gian là thiết lập các mức độ ưu tiên. Đây là một khái niệm khó hiểu đối với trẻ em, nhưng cha mẹ vẫn có thể dạy trẻ xếp thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng các từ như “đầu tiên”, “tiếp theo” và “cuối cùng”.
6. Tiêu tiền
Ngay cả khi con của bạn vẫn còn nhỏ, chúng có thể học về tiền bạc và ngân sách. Trên thực tế, tốt hơn là nên bắt đầu dạy chúng trước 7 tuổi, vì lúc này, thái độ và thói quen về tiền bạc của trẻ đã được hình thành.
Đầu tiên, cho trẻ xem tiền xu, tiền mặt và thẻ tín dụng, giải thích mục đích, công dụng của từng thứ. Sau đó, cha mẹ hãy giải thích rằng, tiền không phải chỉ để chi tiêu mà còn có thể tiết kiệm. Đưa cho trẻ một con heo đất để chúng có thể thu tiền và tiết kiệm cho việc gì đó sau này. Điều này sẽ dạy họ lập mục tiêu, lập kế hoạch và trì hoãn sự hài lòng. Tất nhiên, trẻ em sẽ có những mục tiêu ngắn hạn, nhưng theo thời gian, chúng sẽ trở nên kỷ luật hơn và sẽ bắt đầu tiết kiệm cho những mục tiêu dài hạn hơn.
Trẻ em cũng cần học về giá trị của đồng tiền bằng cách cho chúng làm việc nhà và tiền tiêu vặt hằng tuần.
7. Làm thế nào để đưa ra quyết định
Cha mẹ luôn muốn những gì tốt nhất cho con mình và luôn kiểm soát mọi thứ của trẻ càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến trẻ khó đưa ra những ý kiến riêng của mình khi trở thành người lớn. Vì vậy, ngay cả khi còn nhỏ, trẻ nên học cách tự đưa ra lựa chọn của riêng mình và lường trước được những hậu quả.
Để dạy điều đó, cha mẹ có thể lấy những điều đơn giản nhất và thảo luận với trẻ. Đối với mỗi quyết định, cha mẹ đưa ra 2 sự lựa chọn với ưu và nhược điểm khác nhau để trẻ chọn. Hãy chắc chắn rằng, trẻ hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu chúng chọn thứ này hay thứ kia, và nó sẽ ảnh hưởng đến bản thân như thế nào.
8. Cách tương tác với người khác
Nhân từ và cảm thông là 2 điều quan trọng để hòa hợp với mọi người với xây dựng sự tôn trọng mối quan hệ. Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên dạy con mình cách quan tâm đến người khác, khuyến khích chúng biết giúp đỡ mọi người.
Theo Báo GT