1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Xin chào mừng các con đã đến với chương trình “ Bé yêu thơ” của lớp mẫu giáo lớn A2 ngày hôm nay.
- Đến dự với chương trình “ Bé yêu thơ” hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu có cô ........và cô......... các con hãy nổ 1 tràng pháo tay thật to để chào đón các cô nào ! Và thành phần không thể thiếu được trong chương trình “ Bé yêu thơ” hôm nay là sự góp mặt của các bạn nhỏ lớp MGL A2.
- Xin hãy dành một tr àng pháo tay cho các bé.
- Trước khi vào chương trình cô mời các con cùng hát thật hay bài hát “Nhà của tôi” để tặng cho chương trìnhnhé!
Các con vừa hát bài gì ? bài hát nói về gì ?
Có một bài thơ rất hay cũng đã nói về tình cảm của một bạn nhỏ với ngôi nhà của mình, bạn nào cho cô biết đó là bài thơ gì? do ai sáng tác?
Đúng rồi ! Đó chính là bài thơ “Em yêu nhà em” của nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến đấy. Và để thưởng cho các con vì câu trả lời đúng mời các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé!
2. Phương pháp, hình thức tổ chức :
- Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1. (Không minh họa)
Hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc lần 2 (kết hợp hình ảnh minh họa.): Bài thơ này sẽ hay hơn khi có hình ảnh minh họa đấy ! cô mời các con cùng nhẹ nhàng về chỗ nghe cô đọc lại bài thơ này nhé!
- Đàm thoại:
+ Mở đầu bài thơ bạn nhỏ đã nói về ngôi nhà của mình như thế nào?
+ Bên thềm nhà bạn nhỏ có gì ? Câu thơ nào nói lên điều này? Con hiểu từ “líu lo” ở đây có nghĩa là gì?
Ngôi nhà đó có những con gì? (Có chim, gà, ếch, dế mèn)
- Xung quanh ngôi nhà có cây gì? (Cây chuối, ngô, rau muống,hoa sen…)
“Líu lo”: Có nghĩa là những âm thanh cao và trong liên tiếp đan xen vào nhau nghe rất vui
(Cô cho trẻ nhắm mắt lại cùng nghe tiếng chim hót. Hỏi trẻ cảm nhận thấy điều gì?)
+ Bên thềm nhà bạn nhỏ ngoài đàn chim sẻ ra còn có gì nữa ? Nàng gà mái hoa mơ đang làm gì ? Câu thơ nào nói lên điều này?
+Trong vườn nhà bé có trồng những loại cây gì ?
Con hãy đọc câu thơ thể hiện điều đó?
+ Tại sao nhà thơ lại nói là “lưng ong”: Cây chuối nặng quả thân cong xuống như lưng con ong khi hút mật đấy.
+ Ngoài cây chuối và cây ngô ra thì nhà bé còn có gì nữa ?
Bạn nhỏ trong bài thơ ví mình như ai ?
Con hãy đọc câu thơ nói về điều này!
+ Bên cạnh nhà bé còn có gì?
Tại sao lại nói là ngào ngạt? (“Ngào ngạt”: Mùi hương lan tỏa rộng)
Trong một khung cảnh đầm sen với mùi thơm của hương sen ấy có điều gì đặc biệt?
+ Câu thơ nào thể hiện là bạn nhỏ rất yêu ngôi nhà của mình?
+ Còn tình cảm của con đối với ngôi nhà của mình thì sao ?
Con đã làm gì để thể hiện là yêu quý ngôi nhà của mình ?
=> Giáo dục trẻ: Yêu mến ngôi nhà của mình thì các con phải thường xuyên quét dọn nhà cửa, giữ gìn vệ sinh ngôi nhà của mình, không vẽ bẩn ra nhà, để rác đúng nơi quy định, cất dọn đồ chơi gọn gàng...
* Cho trẻ đọc thơ: Phần bé yêu thơ (lưu ý trẻ đọc nhẹ nhàng, diễn cảm, ngắt nghỉ đúng)
- Cho cả lớp đọc 2 lần
- Cho các tổ thi đua đọc thơ
- Cho trẻ đọc nối tiếp mỗi nhóm một đoạn thơ: Khi cô đưa tay về phía tổ nào thì tổ đó các con đọc đúng đoạn thơ theo yêu cầu của cô. Các con chú ý đọc bài thơ phải nhịp nhàng, âm điệu êm dịu, giọng đọc vừa phải không được nhanh quá.
- Mời nhóm bạn trai, nhóm bạn gái thi đua đọc thơ.
- Cá nhân trẻ đọc thơ
(Khi trẻ đọc cô chú ý sửa ngọng, sửa sai về câu từ, cách đọc diễn cảm cho trẻ).
- Cô ngâm thơ cho trẻ nghe: Cô thấy các con đọc thơ rất hay bây giờ cô mời các con cùng lắng nghe cô Huế ngâm bài thơ này nhé!
- Trò chơi" Ai nhanh hơn”
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi.
+ Cách chơi : Trong cùng một thời gian 2 đội sẽ có nhiệm vụ chuyển thật nhanh từng bức tranh lên cho bạn đội trưởng, bạn đội trưởng sẽ có trách nhiệm gắn tranh lên bảng sao cho đúng với thứ tự của nội dung bài thơ. Đội nào nhanh, gắn đúng thứ tư tranh theo nội dung bài thơ và đọc đúng , diễn cảm bài thơ đó thì sẽ giành chiến thắng.
- Luật chơi: Thời gian giành cho trò chơi là một bản nhạc, nếu hết thời gian đội nào chưa gắn xong sẽ bị thua cuộc và đội thắng cuộc sẽ dành được một phần quà.
- Cho trẻ chơi
- Cô bao quát trẻ
3. Kết thúc: Cho cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau
|
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ thể hiện bài hát: “Nhà của tôi”
- Bài hát: “Nhà của tôi”’ bài hát nói về ngôi nhà.
- Bài thơ “Em yêu nhà em” của nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến .
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
Trẻ về ghế ngồi và lắng nghe cô đọc thơ.
- “Chẳng đâu bằng chính nhà em”
- Bên thềm nhà bạn nhỏ có đàn chim sẻ đang hót líu lo.
- Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ. Chim đang hót, có nhiều con chim đang hót.
- Trẻ trả lời theo cảm nhận của trẻ.
- Gà mái hoa mơ đang kêu cục ta cục tác khi vừa đẻ xong.
- cây chuối, cây ngô.
- Có bà.....như tơ
- Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ.
- Có ao rau muống với cá cờ, như Chị Tấm
- Có ao muống..lên
- Có đầm ngào ngạt hương sen.
- Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ
- Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ.
- Dù đi xa thật là xa. Chẳng đâu vui được như nhà của em.
- Trẻ trả lời theo cảm nhận của trẻ.
- Dọn nhà, quét nhà ....
- Trẻ đọc theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ tham gia chơi hứng thú.
-Trẻ hát cùng cô.
|