- Cô và trẻ cùng đọc bài đồng dao nói về một số loại rau:
Rềnh rềnh ràng ràng
Đi chợ mua hàng
Tìm các loại rau
Vị ngọt hàng đầu
Là mớ rau ngót
Có thêm tý bọt
Là mớ rau đay
Làm thuốc rất hay
Là mớ rau má
Nấu với tôm, cá
Là rau cải xanh
Nấu canh rất lành
Là rau láo nháo".
- Các con vừa đọc bài đồng dao nói về gì đấy?
- Rau để làm gì?
- Vì sao phải ăn rau nhỉ?
* Đúng rồi ăn rau, ăn quả có rất nhiều vitamin làm cho cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào. Các con ạ ngoài các loại rau mà các con vừa đọc còn có nhiều loại rau khác nữa, cô mời các con cùng tham quan một gian hàng trưng bày rau quả sạch nào.
- Các con nhìn xem ở cửa hàng có những loại củ, quả nào?
- Các con hãy quan sát và tìm cho cô các cặp có tương ứng cứ mỗi đối tượng này với một đối tượng khác nào.
( Cô mời 5,6 trẻ lên nối các cặp quả, củ có số lượng bằng nhau)
- Vì sao mà các con lại ghép được cứ mỗi quả với một quả ?
* Cô chốt: Các cặp củ quả ghép được vì có từng đôi một.
( Sau khi kiểm tra ôn tập kỹ năng ghép tương ứng 1-1
của 2 nhóm đối tượng GV giới thiệu 2 đối tượng quả có số lượng không bằng nhau )
- Các con nhìn xem số lượng củ cà rốt và củ su hào có bằng nhau không? Và trên quầy còn 1 số nhóm khác cũng không bằng nhau. Muốn biết vì sao hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con cách so sánh 2 nhóm đối tượng có số lượng nhiều hơn, ít hơn.
- Các con học rất giỏi nên cửa hàng rau quả sạch tặng mỗi bạn một giỏ quà. Các con nhận giỏ quà và nhẹ nhàng về chỗ học bài nào.
- Các con hãy đặt giỏ quà của mình sang bên cạnh nào. Trong giỏ các con có những quà gì? Cô thấy các con được tặng rất nhiều quả ngon.
- Bây giờ các con hãy lấy hết số lượng táo ra và xếp hàng ngang từ trái qua phải. Các con xong chưa ?
- Các con xếp tiếp hết số lượng xoài ra và xếp dưới mỗi một quả táo là mộtquả xoài nhé.
( Cho trẻ xếp tương ứng cứ dưới mỗi một quả táo với một quả xoài. Cô cùng thực hiện trên powerpoint và quan sát kiểm tra trẻ.)
- Các con thấy số lượng táo như thế nào với số lượng xoài?
- Vì sao các con biết?
( GV cho kiểm tra quả thừa trên powerpoint. Hỏi một vài cá nhân trẻ )
- Còn số lượng xoài như thế nào với số lượng táo?
- Vì sao lại thế nhỉ?
* Cô chốt lại: Số lượng táo nhiều hơn nhóm số lượng xoài vì có quả thừa ra, số xoài ít hơn số lượng táo vì táo bị thiếu không đủ để ghép đôi.
- Bây giờ các con hãy cất nhóm quả có số lượng ít hơn? Đó là nhóm quả gì?
( Trên powerpoint cô cũng làm mất dần nhóm số lượng quả xoài).
- Các con xem tronggiỏ quà còn có quả gì nữa ? Các con xếp hết quả dưa hấu ra nhớ là xếp tương ứng cứ dưới mỗi một quả táo với một quả dưa hấu.
( Trẻ thực hiện cô bao quát và sửa sai động viên trẻ)
- Các con so sánh xem số lượng dưa hấu như thế nào với số lượng táo? ( Hỏi vài cá nhân trẻ )
- Số lượng dưa nhiều hơn số lượng táo vì sao?
( Hỏi 2,3 cá nhân trẻ )
- Còn số lượng táo so với số lượng dưa hấu như thế nào? ( Hỏi 2,3 trẻ )
- Vì sao ít hơn?
( Vì số táo thiếu, không đủ để ghép đôi với số dưa hấu )
* Cô chính xác – khái quát hóa: Khi so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng, nhóm có số lượng nhiều hơn khi có đối tượng thừa ra. Nhóm có số lượng ít hơn khi còn thiếu không đủ để ghép đôi.
( Mời 2- 3 trẻ nhắc lại )
- Bây giờ tất cả các con cất hết nhóm có số lượng nhiều hơn vào rổ trước nhé, là nhóm gì?
- Còn lại các con cất quả gì?
- Trên màn hình sẽ xuất hiện 2 nhóm quả, nhiệm vụ của các con là phải quan sát thật kỹ và trả lời cô, khi cô nói tên nhóm quả nào thì các con phải nói nhóm đó nhiều hơn hoặc ít hơn và ngược lại cô nói nhiều hơn hay ít hơn thì các con nói tên nhóm quả tương ứng.
- L1: Cô gọi tên nhóm quả.
- L2: Cô nói đặc điểm nhiều hơn hoặc ít hơn
- Các con đã nắm rõ chưa? Trò chơi bắt đầu.
- Cách chơi như sau: Cô sẽ chia các con về 3 đội, đội hoa xanh, hoa đỏ, hoa vàng.Trên bảng chơi của mỗi đội có các cặp có số lượng không bằng nhau. Nhiệm vụ của các độigắn chấm tròn vào nhóm số lượng nhiều hơn theo yêu cầu của cô.
- Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được gắn một chấm tròn, đội nào gắn đúng và xong trước đội đó sẽ thắng cuộc, thời gian chơi là một bản nhạc.
( Nếu còn thời gian giáo viên cho chơi lần hai tìm số lượng ít hơn.)
Giáo viên nhận xét-động viên trẻ :
-Cho trẻ hát bài “ Quả”
|