(3 -4 phút)
(18- 19 phút).
(7- 8 phút).
(2- 3 phút).
|
1.Hoạt động 1:
Ổn định tổ chức gây hứng thú
2. Hoạt động 2: Bài học
a. Làm quen với chữ p
b. Làm quen với chữ q
* So sánh: chữ p với chữ q
d/ Mở rộng
3. Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập, củng cố
4.Hoạt động 4: Kết thúc
|
- Cô cho trẻ xúm xít quanh cô, cô giới thiệu các cô giáo đến dự.
- Cho trẻ hát bài hát: “Em ®i ch¬i thuyÒn”
- Trò chuyện qua với trẻ về nội dung của bài hát.
- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành một số luật lệ giao thông đường bộ.
- Cho trẻ về chỗ ngồi hình chữ U.
- Các cô giáo đến dự có tặng cho chúng mình một món quà, chúng mình hãy khám phá món quà đó cùng cô nhé!
- Cô nhấn chuột vi tính, màn hình xuất hiện bức tranh có hình ảnh: Bến phà của một số người và một số phương tiện giao thông qua sông, bên dưới có từ: “Bến phà”.
- Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung của bức tranh.
- Cho trẻ đọc từ: “Bến phà”.
- Cô nói: Trong từ “Bến phà” có chứa những chữ cái mà các con đã được học rồi đấy, bạn nào lên tìm giúp cô những chữ cái đã học nào!
(a, h, b, ê, n).
- Chúng mình hãy cùng xem bạn đã tìm được những chữ cái nào đã học rồi nhé!
- Cho cả lớp phát âm các chữ cái (a, h, b, ê, n).
* Màn hình xuất hiện chữ p phóng to.
+ Cô phát âm mẫu chữ p 3 lần.
+ Cho trẻ phát âm:
- Cả lớp phát âm
- Tổ phát âm
- Cá nhân trẻ phát âm.
- Bạn nào có nhận xét gì về đặc điểm của chữ p?
- Cô khái quát cấu tạo của chữ p cùng trẻ: “ chữ p gồm có 2 nét: một nét sổ thẳng ở bên trái và đặt sát với một nét cong tròn không khép kín ở bên phải”.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ: p (in thường, in hoa, viết thường).
- Cô nói: các chữ p này tuy có cách viết khác nhau nhưng chúng đều có cách phát âm giống nhau là p.
- Cho cả lớp phát âm.
* Màn hình xuất hiện chữ q.
+ Cô giới thiệu chữ q: Đây là chữ q được phát âm là q đấy các con ạ!
- Các con nghe cô phát âm nhé!
- Cô phát âm mẫu chữ cái q 3 lần.
- Cô cho trẻ phát âm theo hình thức:
- Cả lớp phát âm.
- Từng tổ phát âm.
- Cá nhân trẻ phát âm.
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Bạn nào có nhận xét gì về đặc điểm của chữ q nào?
- Cô khái quát cấu tạo của chữ q: “Chữ q gồm có 2 nét: 1nét cong tròn không khép kín ở bên trái và đặt sát với 1 nét sổ thẳng ở bên phải”.
(Có thể cho 1 trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ q.
- Giới thiệu chữ q (in thường, in hoa, viết thường).
- Cho trẻ phát âm.
* Màn hình xuất hiện 2 chữ p, q.
- Cô nói các con vừa được làm quen với 2 chữ gì?
- Cho cả lớp phát âm chữ p, q (1- 2 lần).
+ Các con quan sát xem chữ p và chữ q có điểm gì giống nhau? Cô mời bạn nào giỏi trả lời giúp cô nào?
+ Chữ p và chữ q có điểm gì khác nhau?
- Cô khái quát lại điểm giống và khác nhau của 2 chữ p và q:
- Giống nhau: cả 2 chữ p,q đều có 2 nét là: 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong tròn không khép kín.
- Khác nhau: chữ p có 1nét sổ thẳng ở bên trái, chữ q lại có nét sổ thẳng ở bên phải. Chữ p có nét cong tròn không khép kín ở bên phải, còn chữ q lại có nét cong tròn không khép kín ở bên trái.
* Cho trẻ nhặt thẻ chữ p, q trong rổ giống chữ cái p, q trên màn hình sau đó phát âm chữ cái p, q. (3 - 4 lần).
Trò chơi1: “Tín hiệu”:
- Cách chơi: Mỗi trẻ cầm 1 thẻ chữ p hoặc q theo ý thích của trẻ, vừa đi vừa hát hoặc đọc bài thơ trong chủ đề. Khi cô giơ tín hiệu đèn xanh, hoặc đèn đỏ (trên đèn xanh, đèn đỏ có gắn chữ cái p hoặc q) trẻ sẽ nhảy vào vòng đúng với tín hiệu có gắn chữ cái đúng với chữ cái trẻ đang cầm. Sau đó phát âm. Bạn nào sai nhảy lò cò 1 vòng.
(Chơi 2- 3 lần).
* Trò chơi 2: “Bé khéo tay”:
- Cho trẻ xếp các chữ cái p, q bằng các nguyên, vật liệu theo tư duy của trẻ.
- Trong khi trẻ xếp chữ, cô quan sát, hỏi trẻ đang xếp chữ cái gì?, phát âm chữ cái...
* Trò chơi 3: “ Ghép tranh các phương tiện giao thông”:
+ Cách chơi: cho trẻ đi thành vòng tròn, vừa đi vừa hát các bài hát, đọc bài đồng dao, bài thơ...mỗi trẻ cầm 1nửa hình phương tiện giao thông có gắn 1 nét của chữ cái p hoặc q, khi có tín hiệu: “ghép tranh phương tiện giao thông” mỗi trẻ tìm 1 bạn có 1 nửa tranh đúng với nửa tranh của mình để ghép thành 1 phương tiện giao thông, có 1 chữ cái p hoặc q hoàn chỉnh, sau đó nêu tên phương tiện giao thông và phát âm chữ cái trên phương tiện giao thông đó.
(Cho trẻ chơi 2 -3 lần).
- Cô củng cố, nhận xét, khen ngợi trẻ, cho trẻ hát bài hát: “Đường em đi” ra chơi.
|
- Trẻ xúm xít.
- Trẻ hát theo nhạc.
- Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Trẻ về chỗ ngồi
- Vâng ạ!
-Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Cả lớp đọc.
- 1 trẻ lên tìm (a, h, b, ê, n).
- Trẻ quan sát.
- Cả lớp phát âm.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ lắng nghe.
- Cả lớp phát âm.
- Từng tổ phát âm.
- 7 - 9 trẻ phát âm.
- 1 đến 2 trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Cả lớp phát âm.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Cả lớp phát âm.
- Từng tổ phát âm.
- 7 - 9 trẻ phát âm
- 1 đến 2 trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ phát âm.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Cả lớp phát âm.
- 1- 2 trẻ trả lời:
+ Giống nhau: cả 2 chữ p,q đều có 2 nét là: 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong tròn không khép kín.
- 1- 2 trẻ trả lời:
+ Khác nhau: chữ p có 1nét sổ thẳng ở bên trái, chữ q lại có nét sổ thẳng ở bên phải. Chữ p có nét cong tròn không khép kín ở bên phải, còn chữ q lại có nét cong tròn không khép kín ở bên trái.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ nhặt chữ cái p, q trong rổ giơ lên và phát âm.
- Trẻ cầm thẻ chữ cái theo ý thích, vừa đi vừa hát, đọc thơ khi có tín hiệu nhảy vào vòng đúng với tín hiệu đèn và chữ cái trên đèn và trên tay của mình.Sau đó phát âm.
- Trẻ dùng nguyên, vật liệu để xếp chữ cái p, q theo ý tưởng của mình.
- Trẻ phát âm.
- Trẻ cầm một nửa hình phương tiện giao thông, có nửa chữ cái p hoặc q đi vòng tròn và hát hoặc đọc các bài thơ, bài đồng dao.Khi có tín hiệu “Ghép tranh phương tiện giao thông” trẻ tìm đúng bạn để ghép thành tranh. Sau đó nêu tên PTGT, phát âm chữ cái.
- Trẻ hát bài “Đường em đi” ra chơi.
|