Theo chỉ thị số 16/CT-TTg ngà !important;y 04/05/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nêu rõ Nhiệm vụ của Bộ giáo dục và đào tạo là: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 – 2018. Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”
1. Phương phá !important;p STEAM là phương pháp giáo dục mới và vô cùng toàn diện
STEAM khác STEM như thế nào?
Giáo dục STEM là mô hình giáo dục đề cao 4 yếu tố như Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kĩ thuật (Engineering) và Toán học (Math). Qua quá trình tổng hợp kiến thức giữa các bộ môn quan trọng này, học sinh sẽ hình thành được những kĩ năng cần thiết về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học và kết hợp chúng một cách hài hòa, phục vụ cho việc ứng dụng vào thế giới công nghệ ngày nay.
Bên cạnh đó, STEM còn tạo cho người học kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lý thời gian, kĩ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy chiến lược và giải quyết mục tiêu. Từ đó, người học sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất của thế kỉ 21, góp phần tăng cường đáng kể ưu thế cạnh tranh về nguồn lao động của mỗi quốc gia.
Mặc dù STEM thể hiện được ưu điểm vượt trội trong cách giáo dục của mình, song nền kinh tế lại yêu cầu cao hơn mức độ hiểu biết giới hạn bởi 4 lĩnh vực này. Nó đòi hỏi sự sáng tạo, thông minh trong cách áp dụng thực tế. Chính vì vậy, STEAM đã ra đời. Với sự bổ sung của yếu tố nghệ thuật (Arts) vào mô hình STEM, STEAM đã dần trở thành mô hình giáo dục hoàn toàn mới và toàn diện.
STEM mang đến cho trẻ những trải nghiệm mới lạ
2. Lợi í !important;ch của phương pháp giáo dục STEAM đối với trẻ mầm non
  !important;Giáo dục Mầm non đặt viên gạch đầu tiên trong quá trình xây dựng ước mơ và tương lai của trẻ. Vì vậy việc đưa STEM vào chương trình giáo dục Mầm non là bước khởi đầu để con có thể được học tập và trải nghiệm từ cuộc sống thực tế một cách trực quan.
  !important; Giáo dục STEM ở mầm non tôn trọng sự sáng tạo của trẻ, giáo viên chỉ là người đưa ra vấn đề, định hướng, còn các bé sẽ là người giải quyết vấn đề đó.
  !important; Mỗi đứa trẻ có những sở thích khác nhau, những cách thể hiện khác nhau, gia đình và giáo viên chính là những người tìm ra sự khác biệt đó và khuyến khích để con có thể bộc lộ hết những khả năng của mình. Đó chính là cách phương pháp giáo dục STEM hướng đến cho trẻ trong độ tuổi Mầm non.
  !important; Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: chiếc đèn lồng, chiếc giỏ, quả bóng, chú robot đáng yêu….Để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ dùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ.
Ở độ tuổi mầm non, trẻ tiếp thu bài vở không phải qua những lời nói mơ hồ mà chúng cần được trải nghiệm thực tế, được khám phá, quan sát và thực hành, bởi tư duy của trẻ mầm non là tư duy mang tính chất trực quan. Khi cho trẻ thực hiện một thí nghiệm khoa học nào đó, hãy tạo điều kiện cho trẻ được quan sát, đồng thời tập trung vào những câu hỏi để trẻ tự đưa ra câu trả lời về những hiện tượng, thay đổi mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Tránh giải thích dài dòng làm trẻ hoang mang khó hiểu, hãy để trẻ tiếp thu mọi thứ bằng chính cảm nhận và giác quan của mình.
Trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm, qua những lời nói suông, giảng giải mà chúng học qua chính những trải nghiệm – thực làm, thực học. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Vì thế khi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, sẽ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy. Không giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà tập trung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng. Với các nguyên lý khoa học phức tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếp cận ở các cấp học cao hơn.
Trong giáo dục STEAM, khi đặt các câu hỏi cho trẻ sẽ sử dụng những câu hỏi ở dạng “mở”, những câu hỏi giúp trẻ huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết, như: Con gì đây? Con biết gì về quả cam? Con có thể kể cho cô nghe con đã xếp ngôi nhà này như thế nào không?…hay các câu hỏi kích thích trẻ tìm hiểu, thử nghiệm, như: Tại sao con không thử làm xem?…hoặc khuyến khích trẻ suy luận, phán đoán, như: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho 1 ít giấm vào cốc bột nở này nhỉ?…hay khơi gợi trí tưởng tượng cho trẻ kiểu: con có thấy đĩa kẹo bây giờ giống với thứ gì đó mà con đã biết không?
Trẻ mầm non không học kiến thức hàn lầm, vĩ mô mà trẻ học về tất cả những gì diễn ra xung quanh, ngay trong chính cuộc sống thực. Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: Chiếc đèn phát sáng, ô tô phản lực, chong chóng quay, tòa tháp giấy…, để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ dùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ.
Hoạt động đóng vai trong giai đoạn này đối với trẻ mầm non vô cùng quan trong. Trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủ để trẻ “làm người lớn” thật sự. Như vậy thì người lớn có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động STEAM dưới dạng các trò chơi đóng vai và thông qua đó trẻ cũng sẽ nhập vào những vai mà bản thân trẻ thích, trẻ muốn bản thân được như vậy (Đóng vai nhà khoa học, kỹ sư xây dựng, nhà thám hiểm, …). Giao nhiệm vụ, tạo được hứng thú cho trẻ khám phá sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn.
Trẻ nhỏ tại Việt Nam bắt đầu được làm quen với phương pháp giáo dục STEM
  !important; Theo phương pháp giáo dục STEAM, để trẻ phát triển tư duy một cách tốt nhất thì khi đặt câu hỏi cho chúng, bạn nên sử dụng những câu hỏi mở thay vì những câu hỏi có câu trả lời đơn giản là “có” hoặc “không”. Chẳng hạn như: Đây là viên kẹo màu hồng đúng không? Que kem này hình chữ nhật à?,…Nên đưa ra những câu hỏi yêu cầu trẻ phải trả lời theo ý hiểu, giúp trẻ huy động vốn hiểu biết và tích lũy kinh nghiệm, chẳng hạn: Quả gì đây?, Bạn biết gì về con mèo?, Con có thể kể cho cô nghe con đã vẽ chiếc thuyền này như thế nào không?,…Bạn cũng có thể kích thích trẻ tự tìm tòi, khám phá qua các câu hỏi: Tại sao con không làm thử?, Con hãy tìm cách khác biết đâu sẽ tốt hơn?,…hoặc rèn luyện kĩ năng phán đoán, suy luận cho trẻ: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho nước vào viên kẹo này? Nếu bạn nhỏ nghịch con dao đó thì sẽ nguy hiểm ra sao? Ngoài ra, những câu hỏi kiểu này còn giúp trẻ phát huy được trí tưởng tượng phong phú: Các con có thấy hình vẽ này giống với cái gì mà con đã từng gặp không?,…
Trẻ mầm non không học kiến thức mang tính chất hàn lâm, vĩ mô mà chúng chỉ có thể ghi nhớ mọi thứ nhanh nhất khi nó được ứng dụng vào chính cuộc sống của mình. Chính vì thế, muốn bài học trở nên hứng thú và có nghĩa với trẻ, hãy biến mỗi kiến thức thành một sản phẩm như: chiếc chong chóng quay, chiếc đèn phát sáng, ô tô phản lực,…Khi các nguyên lý khoa học trở nên cụ thể qua các món đồ chơi yêu thích của trẻ, được trẻ tự sáng tạo ra thì chúng sẽ trở nên vô cùng hứng thú và có tác động tích cực đến quá trình trẻ tiếp thu.
  !important; Cho trẻ mầm non được tự do hoạt động là một trong những cách thức giáo dục của phương pháp STEAM. Hãy để trẻ làm người lớn theo sở thích của mình thông qua các hoạt động STEAM dưới dạng trò chơi nhập vai vào các nhân vật: kĩ sư, nhà bác học, bác sĩ, nhà thám hiểm,…Giao nhiệm vụ cho trẻ, tạo cảm hứng để trẻ được thỏa sức tìm tòi, khám phá sẽ khiến trẻ tiếp nhận kiến thức một cach dễ dàng hơn.
STEAM không phải là phương pháp có thể áp dụng một cách dễ dàng, nhưng hiệu quả giáo dục mà nó mang lại cho trường học nói chung và trẻ mầm non nói riêng là vô cùng lớn. Trường học sẽ không còn là nơi chỉ giảng dạy cho trẻ những lý thuyết mơ hồ mà nó còn trở thành nơi cho chúng những trải nghiệm thú vị nhất, được khôn lớn, trưởng thành qua kiến thức trong đời thực, theo đúng tiêu chí” chơi thông minh và học vui vẻ”.
Con đường trải nghiệm STEAM là con đường vô cùng lý thú. Khi được học tập theo phương pháp này, bạn sẽ thấy trẻ rất tập trung, say sưa khám phá, qua đó trí tò mò được thỏa mãn và trên hết là giúp khơi gợi niềm đam mê, tình yêu mãnh liệt đối với khoa học và công nghệ.
  !important;