Ruốc cá hồi có thể cho bé ăn với cháo hoặc với cơm trắng đều rất tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Thịt cá hồi phi lê, không có da
- 1 bịch sữa tươi không đường
- 2 nhánh xả, 1 nhánh gừng, 1 muỗng rượu trắng
- Hành lá, gia vị.
Cách làm ruốc cá hồi:
Bước 1: Cũng tiến hành sơ chế cá hồi với nước cốt chanh và muối pha loãng. Các mẹ nên ngâm thêm thịt cá hồi với sữa tươi không đường để loại bỏ mùi tanh. Sau đó vớt ra, rửa sạch, để ráo.
Bước 2: Gừng, hành khô, sả bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn, hành lá thì thái khúc nhỏ đem ướp với cá hồi. Chị em bỏ thêm 1 muỗng rượu trắng + 2 thìa hạt nêm + 1 thìa nước mắm. Đem hấp cá đã ướp trong khoảng 30 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Làm ruốc. Bỏ riêng phần nước hấp ra, để thịt cá hồi hấp nguội thì dùng tay bóp nhỏ.
Bắc chảo chống dính lên bếp, cho dầu ăn vào đun sôi, sau đó cho thịt cá hồi vào cào khoảng 10 phút thì cho thêm 2 muỗng nước hấp cá hồi vào đảo cùng. Xào lửa nhỏ đến khi thịt cá khô, săn, tơi thì tắt bếp.
Sau khi tắt bếp, để khô, bạn chỉ cần cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát cho bé ăn dần.
Một vài lưu ý khi mẹ cho bé ăn thịt cá hồi
Thịt cá hồi rất giàu dinh dưỡng thế nhưng trẻ nhỏ ăn dặm từ 7 tháng tuổi trở lên mới nên ăn ruốc cá hồi, thịt cá hồi nấu cháo vì thời điểm này hệ thống tiêu hóa mới dần ổn định, đủ khả năng thích nghi và tiêu hóa lượng chất dinh dưỡng cao.
- Bé dưới 12 tháng tuổi thì chỉ cho ăn tối đa 3 bữa cháo cá hồi/tuần và nên cách 1 ngày ăn 1 ngày.
- Từ 7 - 12 tháng tuổi, chỉ nên ăn 20 - 30g thịt cá hồi/bữa.
- Từ 1 - 3 tuổi, bé có thể ăn được từ 30 - 40g thịt cá hồi/bữa.
- Từ 4 tuổi trở lên: bé có thể ăn được 50 - 60g thịt cá hồi/bữa.
Nếu bé có biểu hiện dị ứng thì nên ngừng cho ăn và khám bác sĩ.
Sau khi cho bé ăn thịt cá hồi thì không nên cho bé ăn các loại hoa quả như nho, hồng… có thể sẽ gây ra triệu chứng đau bụng, buồn nôn…
Hi vọng những cách nấu cá hồi cho bé trên đây sẽ giúp mẹ chế biến nhiều món cá hồi phù hợp với từng độ tuổi để bé yêu nhà mình nhanh lớn, khỏe mạnh, thông minh, phát triển toàn diện.