Bổ sung vitamin cho trẻ đúng cách để con phát triển khỏe mạnh
Vitamin và các chất khoáng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ em. Trẻ có sức khỏe bình thường, được bú mẹ và ăn uống đầy đủ sẽ không bị thiếu vitamin và khoáng chất.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp như trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ lớn quá nhanh, chất lượng bữa ăn không bảo đảm, không được bú sữa mẹ, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, mắc các bệnh về gan, mật… sẽ bị thiếu vitamin và khoáng chất.
Khi cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh, chẳng hạn:
Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim; thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc,làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn; thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não, màng não;thiếu vitamin D và canxi sẽ bị còi xương; thiếu kẽm dễ mắc các bệnh ngoài da; thiếu fluor dễ mắc bệnh răng miệng, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu….
Tuy nhiên nhiều chuyên gia khẳng định các bé không nhất thiết phải uống bổ sung vitamin cho trẻ và tốt nhất là vitamin nên được đưa vào cơ thể theo con đường tự nhiên bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng:
– Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai hay sữa chua (các bé ngoài 3 tuổi nên dùng các sản phẩm ít béo).
– Thật nhiều trái cây tươi và các loại rau xanh.
– Chất đạm động vật từ thịt gà, cá, thịt heo, trứng.
– Tinh bột từ gạo, bánh mỳ…
Trong trường hợp nào thì bé cần bổ sung vitamin cho trẻ?
Các loại thực phẩm tươi là nguồn cung cấp vitamin hoàn hảo nhất. Chế độ dinh dưỡng tốt bắt đầu từ một thực đơn phong phú, đa dạng các loại thực phẩm. Tuy vậy nếu bé nhà bạn thuộc một trong những nhóm trẻ dưới đây, hãy nghĩ đến việc bổ sung vitamin hàng ngày cho bé:
– Bé không thường xuyên được ăn những bữa ăn phong phú và đầy đủ các nhóm thực phẩm.
– Bé ăn quá ít, quá kén ăn.
– Bé tham gia nhiều những hoạt động thể chất cường độ cao hay chơi các môn thể thao tốn nhiều sức như đá bóng, tập võ…
– Bé ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ hộp.
– Bé theo chế độ ăn chay (cần bổ sung kẽm) hay các bé không dùng chế phẩm từ sữa (cần bổ sung canxi).
– Bé uống quá nhiều đồ uống có gas cũng có thể dẫn tới thiếu hụt vitamin và chất khoáng.
Trẻ 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì?
– Vitamin A: hỗ trợ sự phát triển của bé; tốt cho xương, da, mắt và hệ miễn dịch. Nguồn vitamin A tự nhiên đến từ sữa, phô mai, trứng và các loại rau quả có màu vàng-cam như cà rốt, bí đỏ…
– Vitamin nhóm B:
Vitaimin B2, B3, B6, B12 góp phần quan trọng trong việc chuyển hóa và sản sinh năng lượng, hỗ trợ hệ thống tuần hoàn và thần kinh hoạt động tốt. Nguồn vitamin nhóm B tự nhiên có trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu và hạt.
Bổ sung vitamin cho bé đúng cách
– Vitamin C: hỗ trợ cho làn da, cơ bắp và các mô liên kết. Nguồn vitamin C tự nhiên có trong các loại trái cây họ cam chanh, cà chua và cả một số loại rau xanh như bông cải xanh chẳng hạn!
– Vitamin D: giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, cho xương và răng khỏe mạnh. Nguồn vitamin D tốt nhất không đến từ đồ ăn mà đến từ ánh nắng mặt trời; ngoài ra lòng đỏ trứng, dầu cá và các chế phẩm từ sữa cũng có chứa vitamin D.
– Canxi: giúp xây dựng bộ xương chắc khỏe, cứng cáp. Canxi có nhiều trong sữa, phô mai, sữa chua, đậu phụ.
– Sắt: là một phần không thể thiếu cho các tế bào hồng cầu và cơ bắp khỏe mạnh. Thiếu sắt gây rủi ro lớn về sức khỏe trong thời kỳ dậy thì, đặc biệt ở các bé gái bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Nguồn cung cấp sắt đến từ thịt bò và các loại thịt đỏ khác, thịt lợn, rau cải bó xôi, các loại đậu và trái mận.
Những nguy hiểm nào dẫn đến bổ sung vitamin và khoáng chất quá liều?
Thừa Vitamin cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể trẻ, chẳng hạn như:
Thừa Vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương có thể làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. Vitamin A cũng có thể gây quái thai, vì vậy không nên dùng cho mẹ ngay trước thời kỳ mang thai và đặc biệt không nên dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
Thừa Vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin.
Do không có hiện tượng tích lũy nên hầu như không gặp thừa Vitamin C,nhưng nếu dùng liều cao theo đường uống có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy. Dùng đường tiêm với liều cao có thể gây tan máu, đặc biệt ở những người thiếu men G6PD.
Thừa Vitamin D có thể làm cho trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp có thể bị thiểu năng, kém trí tuệ. Có trường hợp bổ sung Vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh.
Thừa Vitamin K thường chỉ gặp khi dùng đường tiêm kéo dài có thể gây tan máu và vàng da.
Thừa canxi dẫn đến gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, tăng huyết áp…xương cốt hoá sớm có thể bị thấp chiều cao
Thừa sắt dẫn đến gan nhiễm săt, tim nhiễm sắt dẫn đến suy tim
Thừa kẽm dẫn đến biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hoá…
Ngoài ra một số bậc phụ huynh có thói quen sử dụng tùy tiện các loại thuốc bổ cũng có thể vô tình làm cho trẻ bị thiếu Vitamin và các vi chất dinh dưỡng do tương tác thuốc. Sulfamid, Methotrexat… làm giảm hấp thụ các Vitamin nhóm B; Vitamin E liều cao làm cạn kiệt dự trữ Vitamin A;Vitamin C liều cao làm phá hủy Vitamin B12; thừa kẽm làm cản trở hấp thu sắt…
Cách bổ sung vitamin hiệu quả?
Nếu bạn quyết định bổ sung vitamin cho trẻ, hãy tham khảo 5 bí quyết nhỏ dưới đây để việc bổ sung vitamin hiệu quả và an toàn hơn nhé!
– Vitamin cũng như thuốc, dù ở bất kỳ dạng nào cũng cần được cất kỹ, tránh xa tầm với của trẻ để đề phòng việc trẻ coi vitamin như kẹo hay siro và ăn/ uống quá liều gây nguy hiểm.
– Để dụ bé ăn nhiều hơn, không ít bậc cha mẹ lấy các món tráng miệng nhiều chất béo như kem, bánh, kẹo… làm “phần thưởng” khi bé ăn hết khẩu phần của mình.
Bổ sung vitamin cho bé đúng cách, hiệu quả
Thay vì các món tráng miệng đó, bạn hãy dùng những viên kẹo dẻo vitamin để thưởng cho bé sau bữa ăn nhé!
Việc này không những giúp bé thích ăn vitamin hơn mà lại giúp bé hấp thu vitamin tốt hơn, bởi nhiều loại vitamin chỉ có thể được cơ thể hấp thu sau bữa ăn.
– Nếu bé dang dùng bất cứ loại thuốc trị bệnh nào khác, bạn nhớ hỏi bác sĩ về loại vitamin bạn muốn cho con uống, việc này giúp bạn tránh khỏi vấn đề vitamin làm giảm hay làm tăng vọt tác dụng của thuốc – cả hai điều này đều khá nguy hại cho sức khỏe của bé.
– Nếu bé không chịu dùng vitamin dạng viên hay dạng nước, bạn có thể tìm kiếm các loại vitamin dạng kẹo dẻo khá phổ biến trên thị trường và được các bé yêu thích hơn.
– Cố gắng không cho bé dùng vitamin tổng hợp cho tới sau khi bé được khoảng 4 tuổi. Nếu bé dưới 4 tuổi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng bất cứ loại vitamin nào.
Khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng thuốc cần chú ý những điều gì ?
Cho trẻ dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng xấu do dùng quá liều. Điều này là vô cùng quan trọng. Thiếu vitamin và khoáng chất đã không tốt cho sức khỏe, nhưng nếu thừa thì nguy hiểm không kém. Trong trường hợp trẻ phải dùng thuốc dài ngày, dùng liều cao hoặc dùng các chế phẩm có quá nhiều thành phần vitamin và chất khoáng trong một viên thuốc, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa nhi.
Lưu ý khi bổ sung vitamin cho trẻ
Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu.
Sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.