GIÁO ÁN
Lĩnh vực: Giáo dục phát triển nhận thức
Chủ đề: Bé và những người thân yêu của bé
Đề tài: Nhận biết phân biệt đồ dùng to – nhỏ
Độ tuổi: 24-36 Tháng
Thời gian: 15-20 phút
Người soạn và dạy:
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ phân biệt được đồ dùng to – nhỏ.
- Trẻ biết chỉ, gọi tên và lấy đồ dùng theo yêu cầu của cô.
- Trẻ nhận biết được màu xanh, màu đỏ.
- Trẻ hiểu cách chơi, luật chơi của trò chơi.
85 – 90% trẻ nhận biết phân biệt được đồ dùng to – nhỏ.
2. Kỹ năng
- Trẻ được rèn kỹ năng quan sát, nghe đoán.
- Trẻ được rèn luyện khả năng diễn đạt rõ lời.
- Trẻ được rèn sự phối hợp các giác quan: tai, tay, mắt, chân…qua chơi trò chơi.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi khi sử dụng và biết cất đồ dùng, đồ chơi.
II. Chuẩn bị
1
.Đồ dùng của cô
- Giáo án, nhạc bài hát “trời nắng trời mưa”, “mẹ yêu không nào”.
- Hai búp bê (1 to, 1 nhỏ).
- Hai ghế ngồi cho búp bê (1 to, 1 nhỏ).
- Hai cốc (1 to màu đỏ, 1 nhỏ màu xanh).
- Nhiều hình tròn to màu đỏ, hình tròn nhỏ màu xanh.
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ:+ 1 rổ đựng 1 cốc to màu đỏ, 1 cốc nhỏ màu xanh.
+ 1 tranh dán bát to màu đỏ, bát nhỏ màu xanh, hoa to màu đỏ, hoa nhỏ màu xanh.
III. Tiến hành
Nội dung |
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
|
*Ổn định tổ chức
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “bóng tròn to”.
- Các con hãy cùng thi xem bạn nào thổi bóng to nhất!
- Chúng mình hãy thổi quả bóng thật nhỏ!
Hôm nay lớp mình còn được đón chào những vị khách đặc biệt đến chơi và học bài cùng với chúng mình nữa!
- Cô cho trẻ về chỗ ngồi.
1. Nhận biết phân biệt đồ dùng to – nhỏ
1.1. Giới thiệu to – nhỏ
- Cô giới thiệu hai chị em búp bê đến học bài cùng với cả lớp (cô nhắc trẻ chào hai chị em búp bê).
- Hôm nay hai chị em búp bê mặc áo đẹp quá, ai cũng xinh đẹp nhưng không biết đâu là búp bê chị? đâu là búp bê em?
- Bạn nào nên chỉ cho cô giáo và các bạn biết búp bê chị đâu?
- Vì sao con biết đây là búp bê chị?
- Còn búp bê em đâu?
- Vì sao con biết đây là búp bê em?
Đúng rồi, búp bê chị to còn búp bê em nhỏ.
Hai chị em búp bê đến học bài với chúng mình phải đi qua một đoạn đường rất dài nên thấy rất là mỏi chân.
- Bạn nào hãy lên lấy ghế mời hai chị em búp bê ngồi?
- Các con hãy nhìn xem đâu là ghế to, đâu là ghế nhỏ?
Búp bê chị rất thích ngồi ghế to và búp bê em thích ngồi ghế nhỏ, các con hãy giúp hai chị em búp bê ngồi vào ghế nào!
- Cô mời một trẻ lên giúp hai chị em búp bê ngồi vào ghế.
- Cả lớp mình thấy bạn đã làm đúng chưa?
(hai chị em búp bê xin cảm ơn các bạn!)
Hai chị em búp bê còn thấy khát nước nữa, chúng mình sẽ làm gì để hai chị em búp bê có thể uống nước?
Cô đã chuẩn bị hai chiếc cốc cho hai chị em búp bê, nhưng búp bê chị thích uống nước bằng cốc to còn búp bê em thích uống nước bằng cốc nhỏ.
Các con hãy giúp hai chị em búp bê chọn ra chiếc cốc nào to, chiếc cốc nào nhỏ nhé!
1.2. Nhận biết phân biệt đồ dùng to – nhỏ
- Cô cho trẻ lấy rổ đồ dùng của mình ra.
- Cô đã tặng cho chúng mình chiếc cốc màu gì đây?
- Còn chiếc cốc này màu gì?
- Các con hãy cùng cầm hai chiếc cốc lên và nhìn thật kĩ lại xem chiếc cốc nào to, chiếc cốc nào nhỏ!
- Các con hãy giơ chiếc cốc to lên nào? Cốc to này màu gì?
(cô hỏi cả lớp, cá nhân trẻ)
- Các con hãy giơ cao chiếc cốc nhỏ lên nào? Cốc nhỏ này màu gì?
(cô hỏi cả lớp, cá nhân trẻ)
* Đúng rồi, cốc to màu đỏ, cốc nhỏ màu xanh.
- Cô con mình cùng chơi một trò chơi nhé! Cô giơ cốc nào chúng mình hãy nói cốc đó: Cô giơ cốc to chúng mình nói cốc to, cô giơ cốc nhỏ chúng mình nói cốc nhỏ.
- Cốc gì đây?
- Cốc gì đây?
(cô cho trẻ nói 2 lần)
- Chúng mình cùng chơi với cô nhé! Các con hãy cầm hai cốc của mình lên, khi cô nói cốc nào chúng mình hãy giơ thật cao cốc đó lên.
- Cốc to đâu?
- Cốc nhỏ đâu?
(cô cho trẻ thực hiện 2 lần)
- Cô cho trẻ nồng hai chiếc cốc vào nhau.
- Cốc màu xanh đâu? Cốc màu xanh ở bên trong cốc màu nào?
- Cốc màu nào ở bên ngoài?
- Cô đố chúng mình vì sao cốc màu xanh lại để vào được bên trong cốc màu đỏ?
Vì cốc màu xanh nhỏ hơn cốc màu nào?
- Vì sao cốc màu đỏ lại ở bên ngoài cốc màu xanh?
Vì cốc màu đỏ to hơn cốc màu nào?
Đúng rồi, cốc màu xanh để được ở bên trong cốc màu đỏ vì cốc màu xanh nhỏ hơn cốc màu đỏ và cốc màu đỏ ở bên ngoài cốc màu xanh vì cốc màu đỏ to hơn cốc màu xanh.
Chúng mình đã biết được cốc màu đỏ to và cốc màu xanh nhỏ rồi!
- Bạn nào lên chọn cốc giúp cho hai chị em búp bê?
Chúng mình cùng nhìn xem bạn đã chọn đúng chưa?
Cô cho trẻ cất đồ dùng.
2. Luyện tập – củng cố
2.1. Trò chơi: Thi xem ai nhanh
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi của trò chơi.
Cô chuẩn bị cho các con mỗi bạn một bức tranh có bát to màu đỏ, bát nhỏ màu xanh nhiệm vụ của chúng mình là hãy dán bông hoa to vào bát to và bông hoa nhỏ vào bát nhỏ. Bạn nào dán sai sẽ phải dán lại.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 lần.
2.1. Trò chơi: Về đúng nhà
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi của trò chơi.
Cô chuẩn bị cho chúng mình rất nhiều hình tròn to màu đỏ, hình tròn nhỏ màu xanhnhiệm vụ của các con là đóng vai những chú thỏ đi tắm nắng khi có hiệu lệnh “Về nhà hình tròn to” thì chúng mình phải nhảy nhanh vào nhà hình tròn to màu đỏ còn khi có hiệu lệnh “Về nhà hình tròn nhỏ” chúng mình phải nhảy nhanh chân về nhà hình tròn nhỏ màu xanh bạn nào về sai nhà sẽ phải về lại.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
3. Kết thúc
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Cô bật nhạc bài hát “Mẹ yêu không nào” đi ra ngoài.
|
- Trẻ chơi cùng cô
- Trẻ thổi bóng to - nhỏ
- Trẻ về chỗ ngồi
- Trẻ chào búp bê
- Trẻ chú ý lắng nghe cô nói
- Trẻ chỉ
- Trẻ trả lời
- Trẻ chỉ
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lên lấy ghế
- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe cô nói
- Trẻ lên giúp búp bê ngồi vào ghế
- Cả lớp hưởng ứng
- Trẻ nói
- Trẻ chú ý lắng nghe cô nói
- Trẻ hưởng ứng
- Trẻ lấy đồ dùng ra
- Trẻ nói
- Trẻ nói
- Trẻ cầm cốc lên quan sát
- Trẻ giơ cốc
- Trẻ nói
- Trẻ giơ cốc
- Trẻ nói
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ nói
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ giơ cốc
- Trẻ thực hiện
- Trẻ nói
- Trẻ nói
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lên chọn cốc
- Cả lớp hưởng ứng
- Trẻ cất đồ dùng
- Trẻ chú ý lắng nghe cô nói
- Trẻ chơi
- Trẻ chú ý lắng nghe cô nói
- Trẻ chơi
- Trẻ hưởng ứng
- Trẻ đi ra ngoài |
Người thực hiện