GIÁO ÁN: NHẬN BIẾT TẬP NÓI
Đề tài : Khuôn mặt của bé
Lứa tuổi : Nhà trẻ 24- 36 tháng
Thời gian : 15-20 phút
Số trẻ : 12 trẻ
Người soạn: Nguyễn Thị Thành
I. Mục đích- yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết giọi tên các bộ phận trên khuôn mặt như: mắt,mũi,tai, miệng.Biết đặc điểm, tác dụng của những bộ phận đó.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kỹ năng nhận biết và gọi tên các bộ phận cho trẻ
- Trẻ phát âm rõ ràng, trả lời được một số câu hỏi của cô.
3.Thái độ:
-Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
1.Địa điểm: - Trong lớp học
2. Đồ dùng: .Đồ dùng của cô và trẻ:
- Đàn,nước hoa, hình ảnh; mũi,mắt,tai,miệng
-Hộp đựng bánh kẹo
-Nhạc bài: Hãy xoay nào, rửa mặt như mèo
3. Trang phục: Trang phục cô và trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Nội dung |
Hoạt động của cô |
Hoạt động cua trẻ |
1.Ổn định lớp
2.Phương
pháp, hình thức tổ chức
3. Kết thúc: |
- Cô và trẻ hát và vận động bài: Hãy xoay nào
-Cô hỏi trẻ:
+Các con vừa hát bài gì?
+ Trong bài hát nhắc đến những bộ phận nào trên khuôn mặt?
-À bài hát nói nói đến mắt và mũi trên khuôn mặt của chúng ta. Trên khuôn mặt của chúng ta còn rất nhiều các bộ phận khác nữa,hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé
* Trò chuyện về các bộ phận trên khuôn mặt.
* Đôi mắt.
-Cô cho trẻ quan sát hình ảnh đôi mắt
+ Cô có hình ảnh gì đây?( cô cho trẻ đọc to 2-3 lần )
+ Con người có mấy mắt?
-Giờ các con nhắm mắt lại nào.
- Khi nhắm mắt chúng mình có nhìn thấy gì không?
- Mở mắt ra chúng mình nhìn thấy gì?
+ Mắt để làm gì?
-Thế mắt của các con đâu nhỉ?(cô cho trẻ chỉ vào mắt và đọc to)
- Giáo dục : Muốn giữ cho đôi mắt luôn sáng chúng mình phải làm gì?
* Đôi tai
-Cô cho trẻ nhắm mắt và gõ đàn
+ Các con có nghe thấy tiếng gì không?
+ Nhờ bộ phận nào mà chúng mình nghe thấy
+Vậy tai dùng để làm gì?
+ Tai của chúng mình đâu?
+ Chúng mình có mấy cái tai?( Mỗi câu hỏi cô cho trẻ đọc to 2-3 lần)
* Cái mũi.
(Cô xịt nước hoa)
+Các con có thấy mùi gì không
+Các con ngửi thấy nhờ cái gì?
+ Đây là cái gì?
+Có mấy cái mũi?
+ Mũi có tác dụng gì?
- Giờ các con lấy tay bịt mũi lại nào! Khó chịu không ?
- Mũi dùng để ngửi và để thở, và phân biệt được các mùi khác nhau. Vì vậy hàng ngày chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ như: Không được cho tay, hột hạt vào mũi..
* Cái miệng.
-Trò chơi; Chiếc hộp kỳ lạ
+1 trẻ lên sờ ,ngửi và đoán xem cái gì
-Cô cho trẻ ăn bánh kẹo
+ Chúng mình vừa ăn bằng gì ?
+ Miệng ở đâu? Có mấy cái miệng.
- Miệng để làm gì?
- Trong miệng có gì?
-> Củng cố lại: Nhờ có miệng, có lưỡi, có răng mà chúng ta mới nói được, đọc thơ, kể chuyện…và giúp chúng ta phân biệt được các vị chua, cay, mặn, ngọt…
+ Chúng mình phải làm gì để bảo vệ răng miệng?
=> Mắt, mũi, miệng, tai cũng gọi là các giác quan
*Giáo dục: Các con ạ! Mắt,mũi,mồm,tai,miệng là những bộ phận rất cần thiết trên cơ thể chúng ta vì vậy các con phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nhớ chưa
* Trò chơi
-Trò chơi 1: “Thi ai tinh”
+ Cô chỉ các bộ phận, các cháu nói tên.Cô nói tên trẻ chỉ và nói tên.
-Trò chơi 2: Thi ai nhanh”
+ Cô chuẩn bị các bức tranh về các bộ phận trên khuôn mặt, trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm: mắt,mũi,miệng,tai thì trẻ chạy về đúng hình ảnh đó.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Cô bao quát, khuyến khích, động viên trẻ
- Cô khen trẻ và chuyển hoạt động |
-Trẻ hát và vận động
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ nói: Đây là mắt
- Có 2 mắt
- Cho trẻ nhắm mắt và nhận xét
- Để nhìn
-Tiếng đàn
Nhờ tai
- Để nghe
- Có 2 cái tai
- Mũi
-Trẻ trả lời
- Để ngửi
-1trẻ lên chơi
- Trẻ ăn
-Bằng
miệng
- Trẻ chỉ và nói
- Ăn, nói, kể chuyện, hát..
- Đánh răng xúc miệng không ăn…….Trẻ chơi |