I/ Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết một số loại rau ăn lá, ăn củ, ăn quả và biết so sánh , phân loại rau theo nhóm thực phẩm, theo chủng loại.
- Phát triển khả năng quan sát, tư duy, ghi nhớ, chú ý có chủ định và diễn đạt lời nói mạch lạc
- Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ rau, cần ăn nhiều rau để cơ thể khỏe mạnh .
II/ Chuẩn bị :
- Mọt số loại rau thật : Xà lách, cải, mồng tơi, bồ ngót, ngò, hành, caiỉ, cà chua, cà rốt, bí đỏ, đậu ve,củ cải, dưa chuột, ớt, tỏi.
- Tranh lô tô về một số loại rau: Su hào, bắp cải, mồng tơi, cà chua, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, … đủ cho cháu chơi.
- 1 số loại rau, củ, quả ( nhựa ) ; Vòng nhựa : 6 cái cho trẻ chơi..
III/ Tổ chức hoạt động:
* Gây hứng thú.
Cô đọc câu đố về rau, củ, quả cho trẻ giả câu đố - Trẻ lắng nghe và giải câu đố.
* Hoạt động 1: Quan sát – Đàm thoại
- Trẻ đọc bài thơ “Bắp cải xanh” . Đọc xong cô hỏi:
+ Bài thơ nói về gi? ( Bắp cải )
+ Bắp cải là lọai rau ăn gì ? ăn lá hay ăn củ ? ( ăn lá ).
- Ngoài bắp cải cháu còn biết loại rau nào dùng để ăn lá? ( Cháu kể cô kết hợp đặt rau ra bàn)
- Lớp đồng thanh đọc tên các loại rau .
- Tất cả các loại rau trên là rau ăn gì? Loại rau nào ăn sống, loại rau nào nấu chín? ( Cháu kể)
- Bồ ngót là loại rau có nhiều chất gì? ( Vitamin A ).
vSo sánh : Xà lách – Mồng tơi.
- Cho trẻ nhận xét về sự giống và khác nhau của hai loại rau trên ( Cháu tự nhận xét ).
- Cô chính xác lại cho trẻ nhớ :
+Xà lách : Lá to và dài, màu xanh nhạt, là lọaị rau ăn sống .
+Mồng tơi: Lá tròn, màu xanh đậm,là loại rau ăn chín.
+Xà lách và mồng tơi đều là loại rau ăn lá , có nhiều vitamin và muối khoáng.
- Ngoài các loại rau ăn lá cháu còn biết loại rau nào ăn củ , loại rau nào ăn quả ? ( Cháu kể cô kết hợp đặt các loại củ, quả trẻ kể ra cho trẻ quan sát nếu có ).
- Cô cho trẻ quan sát củ cà rốt và cho trẻ nhận xét về đặc điểm cấu tạo, hình dáng, màu sắc, chủng loại của nó.( Trẻ nhận xét: củ cà rốt dài, màu cam, vừa ăn sống vừa nấu chín, là thực phẩm giàu vitamin a.
- Vậy còn có quả gì cũng có nhiều vitamin a , vừa ăn sống, vừa nấu chín nữa? ( Quả cà chua)
- Quả cà chua có đặc điểm gì ? ( Trẻ nhận xét về đặc điểm cấu tạo, hình dáng, màu sắc, chủng loại ).
- cô nhắc lại: Cà chua quả tròn, sống có màu xanh, chín có màu đỏ, là loại quả vừa ăn sống vừa nấu chín, là thực phẩm giàu vitamin a , dùng để xào, nấu canh, xây sinh tố .
vSo sánh : Cà rốt và cà chua chín .
- Cho trẻ nhận xét về đặc điểm giống và khác nhau của chúng ( Trẻ thảo luận và tự nhận xét, nếu trẻ nhận xét chưa hết cô đặt câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời )
- Cô chính xác lại cho trẻ nhớ
+Cà rốt : Có hình dáng dài, màu cam, là loại rau ăn củ .
+ Cà chua: Có hình dáng tròn, màu đỏ, là loại rau ăn quả, có vị chua .
+ Cà rốt và cà chua đều là thực phẩm giàu vitamin a , đều là loại rau vừa ăn sống, vừa nấu chín, giúp sáng mắt.
- Nếu trong bữa ăn không có rau ( củ, quả ) thì cơ thể chúng ta sẽ ra sao ? tại sao lại như vậy? ( Vì trong rau, củ, quả có nhiều chất xơ, nhiều vitamin và muối khoáng, giúp cho cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, tránh được một số bệnh tật ).
- Tất cả các loại rau trên là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của chúng ta.
- Loại rau nào có nhiều nhất vào mùa hè ? (Trẻ trả lời , nếu trẻ trả lời không được cô nói cho trẻ biết : Rau mồng tơi, rau muống, bồ ngót , …)
- Mùa đông , mùa xuân có nhiều nhất là rau gì? ( xà lách, tầng ô, cải, dưa leo, cà chua, ngò, hành, đậu cô ve, …).
- Muốn có nhiều rau để ăn chúng ta phải làm gì ?( Gieo/ trồng, chăm sóc, bón phân, tưới nước, ...).
* Phân loại rau.
Chia trẻ làm 2 nhóm , mỗi nhóm 1 bộ tranh lô tô .
- Nhóm 1: phân theo loại rau ăn củ, ăn quả, ăn lá .
- Nhóm 2: Phân theo loại rau ăn sống, rau ăn chín, vừa ăn sống vừa nấu chín .
Trẻ về nhóm ngồi thảo luận và phân nhóm , sau đó cho trẻ 2 nhóm nhận xét qua lại lẫn nhau
* Hoại động 2: Trò chơi củng cố “ Ai giỏi nhất” .
- Cho trẻ chơi thi đua 2 đội chọn rau theo nhóm thực phẩm giàu vitamin a – Vitamin và muối khoáng.( Chọn rau củ, quả nhựa).
- Cho trẻ chơi 2 lần, lần 2 thay đổi nhóm thực phẩm cho nhau . Sau mỗi lần chơi cho trẻ nhận xét và đếm số rau mỗi đội chọn được .
Kết thúc hoạt động, trẻ hát bài “ Quả” và đi ra ngoài.