HOẠT ĐỘNG: CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
Truyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh
Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
Đối tượng: Mẫu giáo 5- 6 tuổi A
Người thực hiện:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến Thức:
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết kể lại được chuyện diễn cảm dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Trẻ biết thể hiện nội dung chuyện qua việc đóng kịch sáng tạo
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng nghe, kỹ năng kể chuyện diễn cảm.
- Phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Phát triển ở trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, phát triển khả năng cảm thụ nghệ thuật ở trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có tính điềm đạm, khiêm tốn, bình tĩnh và anh dũng như chàng Sơn Tinh.
- Giáo dục trẻ nhớ về nguồn cội cha ông ta, gìn giữ và phát huy những đức tính tốt đẹp.
- Qua trò chuyện về chủ đề giáo dục trẻ biết giữ môi trường, bảo vệ nguồn nước.
II. Chuẩn Bị:
- Máy chiếu, ti vi, đầu đĩa
- Một số bài hát về chủ đề, âm thanh tiếng mưa, tiếng sấm.
- Các slide theo trình tự hoạt động cho trẻ làm quen với câu truyện
- Tranh ảnh câu chuyện
- Mũ đóng kịch, trang phục
- Nội dung kịch bản dựa theo nội dung câu truyện
* Địa điểm tổ chức: trong lớp học
III. Tiến Hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ |
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ |
1 Trò chuyện gây hướng thú
- Cho trẻ hát bài: cho tôi đi làm mưa với
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và giáo dục trẻ
2. Nội Dung
a. Hoạt động 1: giới thiệu bài
- Cô hỏi trẻ trong cơn mưa thường xảy ra hiện tượng gì?
- Cô cho trẻ quan sát slide hiện tượng mưa to sấm chớp ầm ầm
- Cô hỏi trẻ: mưa nhiều gây hiện tượng gì?
- Củng cố: mưa nhiều gây lũ lụt, ngập hết nhà cửa, ruộng vườn, đường xá, đi lại khó khăn.
- Để giải thích cho hiện tượng mưa to, gây lũ lụt trên người xưa có một câu truyện truyền thuyết rất hay cô mời chúng mình cùng nghe.
b. Hoạt động 2: kể chuyện trẻ nghe:
* cô kể lần 1: bằng tranh minh họa trên máy chiếu
* cô kể lần 2: bằng video
* cô tóm tắt nội dung chuyện: câu chuyện kể về thời vua Hùng thứ 18 kén rể cho con gái của mình là Mị Nương một cô gái xinh đẹp, và có hai chàng trai đến xin cầu hôn một người tên là Sơn Tinh và một người tên làThủy Tinh hai người có tài ngang nhau và nhà Vua không biết chon ai nên Vua đã phán rằng sáng sớm hôm sau ai mang lễ vật đến trước nhà Vua sẽ gả con gái cho người đó, lễ vật là voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, và Sơn Tinh là người mang lễ vật đến trước đã được nhà vua cho đón Mị Nương về núi, Thủy Tinh đến sau không cưới được Mị Nương nên nổi giận dâng nước, đem quân đánh Sơn Tinh, Sơn Tinh bình tĩnh chống lại Thủy Tinh, chàng rời núi, ngăn dòng nước của Thủy Tinh, nước dâng cao bao nhiêu thì đồi núi lại cao hơn bấy nhiêu, và cuối cùng quân của Thủy Tinh đã mệt mỏi và Thủy Tinh đành chịu thua rút nước và lui quân về, và hàng năm vào tháng 7 tháng 8 Thủy Tinh không quên chuyện xưa đem quân đánh Sơn Tinh và lần nào Thủy Tinh cũng thua và phái rút quân về.
- Cô hỏi trẻ các con có biết đây là câu truyện gì không?
Cô nói: đây là một câu truyện truyền thuyết của người xưa để lại có tên là: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Cho trẻ phát âm tên câu chuyện
- Giảng từ khó: Vua: là người đúng đầu cao nhất của một nước từ thời xa xưa.
Rùng rợn: là cảnh tượng sợ hãi.
*Kể lần 3: kết hợp tranh chứa chữ trên máy chiếu
* Đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung chuyện: câu chuyện có tên là gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Vua Hùng muốn chọn chàng rể như thế nào?
- Trong lúc nhà vua thất vọng thì ai đến cầu hôn Mị Nương?
- Sơn Tinh có tài gì?
Thủy Tinh có tài gì?
- Hai người đều giỏi nhà vua đã phán điều gì?
- Ai là người đến trước?
- Sơn Tinh mang những lễ vật gì?
- Thủy Tinh đến sau có lấy được Mị Nương không?
- Chuyện gì xảy ra khi Thủy Tinh không lấy
được Mị Nương?
- Thủy Tinh có đánh được Sơn Tinh không? Vì sao?
- Câu chuyện giải thích hiện tượng tự nhiên gì? Vào dịp nào trong năm?
- Trong câu chuyện này con thích nhân vật nào nhất? vì sao?
- Giáo dục trẻ phải luôn biết khiêm tốn, bình tĩnh và dũng cảm như chàng Sơn Tinh.
- Giáo dục trẻ biết ích lợi của các nguồn nước và tiết kiệm nước, không vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước,và giáo dục trẻ không lên chơi và nghịch dưới nước
c. Hoạt động 3: dạy trẻ kể lại chuyện:
- cho trẻ kể theo cô
- cho trẻ kể theo trí nhớ của trẻ
- cho trẻ kể nối tiếp câu chuyện
- cho trẻ kể bằng máy chiếu
d. hoạt động 4 kể chuyện sáng tạo:
- Cho trẻ đóng kịch sáng tạo dựa theo nội dung câu chuyện.
- Cô phân vai cho trẻ.
- Cho trẻ đóng kịch sáng tạo và cô giáo là người dẫn chuyện.
3. Nhận xét, củng cố
- Cô hỏi trẻ: các con vừa được nghe cô kể câu chuyện gì? ( cho trẻ nhắc lại tên chuyện và phát âm)
- Giáo dục trẻ học tập đức tính khiêm tốn, bình tĩnh và ang dũng của chàng Sơn tinh
4.Kết thúc
-Cho trẻ hát và vận động bài: mưa rơi |
Trẻ hát
Trò chuyện cùng cô
Sấm, chớp
Trẻ quan sát
Lũ lụt
Trẻ nghe
Trẻ nghe
Trẻ nghe và quan sát
Trẻ nghe và quan sát
Trẻ nghe
Trẻ nghe
Trẻ nghe
Trẻ nghe
Trẻ nghe
Sơn Tinh, Thủy Tinh ạ
Trẻ nghe
Trẻ phát âm
Trẻ nghe
Trẻ nghe và quan sát
Sơn Tinh, Thủy Tinh ạ
Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhà Vua, Mị Nương ạ
Chọn chàng rể vừa hiền, vừa tài ạ
Sơn Tinh và Thủy Tinh ạ?
Hóa phép hiện ra nhiều dãy núi, chỉ gậy về bốn phương cảnh vật trở lên bình thường
Gây sấm chớp đùng đùng, mây tuôn gió nổi, đất trời tối tăm
Ai mang lễ vật đến trước nhà vua sẽ gả công chúa cho người đó
Sơn Tinh ạ
Voi chín ngà, Gà chín cựa, Ngựa chín hồng mao và bao vàng bạc, châu báu
Thủy Tinh không lấy được Mị Nương
Thủy Tinh đem quân đánh Sơn Tinh
Thủy tinh không đánh được Sơn Tinh vì nước dâng cao bao nhiêu đồi núi lại cao hơn bấy nhiêu
Câu chuyện giải thích hiện tượng lũ lụt vào tháng 7, tháng 8 hàng năm
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
Trẻ nghe
Trẻ nghe
Trẻ kể
Trẻ kể
Trẻ kể nối tiếp
Trẻ sử dụng chuột máy tính kể lại chuyện
Trẻ nhận vai
Trẻ đóng kịch
Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ạ
Trẻ nghe
Trẻ hát và vận động |