Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Tên bài dạy :
NẶN THEO Ý THÍCH
CHỦ ĐỀ : BÉ YÊU CÂY XANH VÀ NHỮNG NGÀY TẾT VUI VẺ
Đối tượng dạy : Trẻ mẫu giáo lớn A2
Số lượng : 25 – 30 trẻ
Thời gian : 30 – 35 phút
Người soạn: Trần Thị Đình An
I. Môc ®Ých - yªu cÇu
1. VÒ kiÕn thøc:
- Trẻ biết về ngày Tết cổ truyền của đất nước, biết về một số phong tục tập quán trong ngày tết ; có mâm ngũ quả, có cành đào, hoặc cành mai, cây quất trong nhà, và ngày tết còn có cả bánh chưng.....
- Trẻ biết nói lên ý tưởng tạo hình của mình.
- Trẻ biết tạo ra các sản phẩm như: các loại bánh (bánh chưng, bánh dày, giò...); bông hoa (hoa đào, hoa mai,...), các loại quả, … từ đất nặn mà trẻ thích.
2. VÒ kü n¨ng:
- Trẻ biết kết hợp các kĩ năng đã học: bóp đất, chia đất, xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt, ấn lõm, uốn cong, vuốt nhọn, miết, vê, gắn dính... để tạo ra các sản phẩm.
- Biết lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo thành các sản phẩm tạo hình theo ý thích.
- Biết bày và sắp xếp đồ vật, bông hoa, quả … mà trẻ nặn được một cách sáng tạo theo ý thích của trẻ.
- Rèn kĩ năng hoạt động theo nhóm: biết phối hợp cùng bạn hoàn thành sản phẩm.
- Trẻ đặt tên được cho sản phẩm nặn của mình
3. VÒ th¸i ®é:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động và thực hiện đến cùng ý tưởng của mình.
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp và yêu thích, giữ gìn sản phẩm của mình và bạn làm ra.
- Thể hiện thái độ yêu thích của mình với mùa xuân và ngày Tết cổ truyền của đất nước thông qua các sản phẩm.
- Thông qua hoạt động, góp phần giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ và tự thu dọn đồ dùng gọn gàng sau hoạt động.
II. ChuÈn bÞ:
1. §å dïng cña c«: :
- Ti vi, Máy tính, loa.
- Một hộp quà.
- Nhạc: Mùa xuân ơi, nh¹c kh«ng lêi c¸c bµi h¸t vÒ mïa xu©n........
- Khăn trải bàn.
- Hộp đựng đất nặn, hộp đựng các hột hạt, kim sa, cành cây, …
- Bút chì, giấy bìa …
2. §å dïng cña trÎ:
- Đất nặn các màu.
- Một số nguyên vật liệu để trẻ gắn dính: hột hạt, kim sa, nhũ óng ánh, tăm, cành hoa, lọ hoa, bưu thiếp, giỏ hoa, đĩa, ....
- Bảng con ( mỗi trẻ 1 chiếc)
- Khăn lau tay.
- Sa bàn để trẻ trưng bày sản phẩm.
iii. TiÕn hµnh
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức:
- Cô 1 : Cho trẻ hát đọc bài vè «Vè Tết đến »
Ve vẻ vè ve
Nghe vè Tết đến
Xuân sang tươi thắm
Hồng sắc hoa đào
Theo cánh én chao
Mai vàng sắc nắng
Muôn hoa tươi thắm
Đón mùa xuân sang
Trên khắp xóm làng
Người người nô nức
Cùng nhau góp sức
Gói bánh chưng xanh
Gạo, thịt, đỗ, hành
Lá dong gói lại |
Bạn ơi có thấy
Còn thiếu những gì ?
Bạn hãy nói đi
Chúng mình cùng biết
- Nếu là ngày Tết
Ngũ quả được bày
Nhìn là thấy ngay
Ai người cũng biết
Ta cùng đón Tết
Vui ơi là vui
Còn nữa hay thôi
Mời bạn kể tiếp…
|
Các con vừa đọc bài vè gì vậy ? Trong bài vè kể đến những gì ?
Ngày Tết cổ truyền của nước ta diễn ra trong mùa nào ?
=> Các con ạ ! Mùa xuân đến muôn hoa đua nở, vạn vật sinh sôi, mùa xuân có ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta đấy và mùa xuân cũng là mùa lễ hội nữa.
2. Hình thức phương pháp tổ chức
a. Quan sát, đàm thoại mẫu gợi ý để hình thành ý tưởng cho trẻ.
Để tìm hiểu thêm về mùa xuân và ngày tết cô mời các con cùng hướng lên màn hình xem 1 đoạn clip nhé ! (cô cho trẻ xem đoạn clip có hình ảnh về ngày tết có bánh chưng, hoa đào, mâm ngũ quả, cây quất.....)..
Các con vừa được xem clip nói về gì?
Các con ơi! Tết sắp đến rồi cô An và cô Huế có một món quà để tặng cá con các con có muốn biết đó là gì không?
(Cô mở khăn che đồ mẫu nặn gợi ý ra cho trẻ xem.)
Cô có gì đây?
Đây là gì? Các con thường nhìn thấy ở đâu? Vào mùa nào?
Tất cả những đồ này được làm từ nguyên liệu gì?
Các con thấy món quà của 2 cô gửi tặng cho các con thế nào?
Ngoài ra 2 cô còn gửi tặng các con rất nhiều đất nặn để các con nặn những gì mà mình thích nữa các con con có đồng ý không.
* Hỏi ý tưởng của trẻ:
- Với nguyên vật liệu là đất nặn mà các cô sẽ tặng, các con cùng suy nghĩ sẽ làm gì với đất nặn?
+ Con sẽ làm gì? ( nặn ...)
+ Con sẽ nặn gì? (Cô cho cả lớp cùng nói ý tưởng của mình)
- Cô hỏi 1- 2 trẻ:
+ Con sẽ nặn gì?
+ Con sẽ nặn như thế nào?
-> Cô nhắc thêm 1 số kĩ năng cho trẻ để sản phẩm thêm đẹp.
- Cô gợi ý trẻ về nhóm cùng làm:
+ Những bạn nào có ý tưởng cùng làm chung 1 sản phẩm? (Gợi ý cho trẻ rủ bạn về cùng nhóm để bàn và cùng làm).
+ Nhóm con dự định sẽ làm gì?
+ Các con làm như thế nào?
+ Có bạn nào trong nhóm muốn bổ sung điều gì không?
+ Các bạn trong lớp có muốn hỏi gì về nhóm này không ?
+ Sau khi nặn xong các con định bày sản phẩm của mình như thế nào?
- Cô giới thiệu sa bàn và hướng dẫn trẻ sau khi nặn đặt vào sa bàn sao cho thật sinh động và hợp lý.
- Cho trẻ chơi 1 trò chơi: “Hãy làm theo cô”
Đôi bàn tay khéo léo
Ta bóp đất cho mềm
Nào ta cùng chia đất
Chia phần cho thật đều
Bây giờ thì ta hãy
Lăn dọc, xoay tròn rồi ấn bẹt
Vuốt cong, ấn lõm để tạo hình
Cùng nhau ta tạo ra sản phẩm
Của bạn, của tôi của chúng ta
Này quả này hoa và thêm bánh
Mời bạn chúng mình hãy cùng chơi.
- Nhắc trẻ: sử dụng đất nặn gọn gàng tránh bôi đất bẩn ra bài, ra bàn, nặn xong biết lau tay sạch sẽ, biết đoàn kết, chia sẻ với bạn trong nhóm mình.
b. Trẻ thực hiện: Trẻ về các nhóm nặn theo ý thích.
- Trẻ về bàn theo nhóm của mình và tiến hành nặn.
- Cô động viên trẻ thảo luận đưa ra ý tưởng chung và phối hợp cùng nhau để hoàn thành sản phẩm.
- Trong quá trình trẻ làm giáo viên quan sát, động viên, gợi mở ý tưởng, khích lệ trẻ sáng tạo. Cô hướng dẫn kỹ năng khó cho trẻ, giúp đỡ khi cần thiết, động viên trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình và chụp ảnh lưu lại hoạt động của trẻ trong quá trình trẻ nặn.
c. PhÇn 3: Trưng bày và chia sẻ sản phẩm.
- Cô cho trẻ chia sẻ với nhau về sản phẩm của mình, của nhóm mình làm và bạn làm, cho trẻ tự trưng bày sản phẩm theo cách riêng của trẻ và hỏi trẻ:
+ Con nặn được cái gì? Con đã nặn như thế nào?
+ Con có ý tưởng gì khi nặn? Nguyên vật liệu sáng tạo?
+ Con đã đặt tên cho sản phẩm của mình là gì?
- Cô gọi 1 trẻ lên giới thiệu về sản phẩm của nhóm (tên sản phẩm, ý tưởng của nhóm có được thực hiện đến cùng không? Ý tưởng mở rộng? Nét sáng tạo? Nguyên liệu độc đáo? Các bạn đã thể hiện được ý thích của mình chưa?)
- Khi tham gia hoạt động này con cảm thấy thế nào ? Con thích nhất điều gì? Con có mong muốn gì?
- Cô chia sẻ, tuyên dương trẻ có sản phẩm nặn đẹp, động viên khích lệ 1 số trẻ chưa hoàn thành sản phẩm. Giáo dục trẻ yêu quý, trân trọng những sản phẩm do mình và các bạn làm ra.
3. Kết thúc
- Cô cùng trẻ cầm tay nhau hát đi vòng quanh và hát bài “Mùa xuân ơi!” |
- Trẻ đọc cùng cô
Bài vè Tết đến ạ !
- Hoa đào, hoa mai, bánh chưng, bánh dày, mâm ngũ quả...
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Con nặn hoa đào, hoa mai, bánh, kẹo, quả.... - Con nặn hoa, Bánh, quả, trang trí thiệp hoa...
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời theo nhóm mình định làm.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi cùng cô.
- Trẻ làm động tác và đọc theo cô.
Trẻ về nhóm nặn yêu thích của mình và nặn.
- Trẻ mang đồ lên trưng bày.
- Trẻ trả lời .
- Trẻ trả lời .
- Trẻ hát cùng cô. |