GIÁO ÁN
Lĩnh vực phát triển : Thẩm mĩ
Đề tài : Nặn cầu vồng
Chủ đề : Các hiện tượng tự nhiên
Đối tượng : Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. (5TC)
Thời gian : 30 - 35 phút.
I : Mục đích – yêu cầu :
1. Kiến thức:
- Trẻ biết biết cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên và một số đặc điểm cơ bản của cầu vồng.
- Trẻ biết chọn nhiều màu sắc và sử dụng các kĩ năng cơ bản để nặn thành cầu vồng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng cắt đất, làm mềm đất, lăn dọc, uốn cong, xoay tròn và ấn dẹt…
- Trẻ biết sắp xếp bố cục giữa các màu sắc với nhau tạo thành sản phẩm nặn hoàn chỉnh.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của các hiện tượng tự nhiên, biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô: + Đàn, máy chiếu, máy tính, loa.
+ Sản phẩm nặn cầu vồng của cô( 3 mẫu).
+ Bàn trưng bày sản phẩm, nhạc nền.
+ Bàn ghế, giá vẽ.
* Đồ dùng của trẻ:+ Đất nặn, bảng, khay đựng sản phẩm, đĩa, khăn lau tay.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô |
Dự kiến HĐ của trẻ |
- Gây hứng thú:
- Cho cả lớp hát bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với” trò chuyện về bài hát dẫn dắt trẻ vào bài học.
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát nhắc đến hiện tượng gì?
+ Khi kết thúc cơn mưa rào thường hay xuất hiện gì nào?
- À đúng rồi đấy, khi mưa rào vừa tạnh thì thường hay xuất hiện cầu vồng đấy, cô có hình ảnh cầu vồng sau mưa rất đẹp các con cùng quan sát nhé.
- Cho trẻ quan sát hình ảnh cầu vồng trên máy chiếu:
+ Các con thấy cầu vồng này có đặc điểm gì?( đẹp, rực rỡ)
+ Nó có hình dạng như thế nào đây?(Cong cong)
Các con ạ! Vẻ đẹp cầu vồng không chỉ được thể hiện qua các hình ảnh,bài thơ, bài hát, lời đồng dao mà còn được thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật và hôm nay cô cũng mang đến lớp mình những sản phẩm nặn cầu vồng rất xinh xắn đấy.
2.Nội dung:
2.1.Quan sát mẫu nặn và đàm thoại (03 mẫu):
- Quan sát mẫu nặn cầu vồng (mẫu 01):
+ Cô có gì đây? (Cầu vồng)
+ Cầu vồng này được tạo thành từ chất liệu gì?
+ Ai có nhận xét gì về mẫu nặn cầu vồng này? (Màu sắc, hình dáng,…)
+Có những màu gì? Các con đếm cùng cô xem có bao nhiêu màu?( cho trẻ đếm)
+ Màu sắc của cầu vồng được sắp xếp như thế nào?
+ Còn hình dáng của cầu vồng thì sao?(Cong cong)
=> Đây là Cầu vồng được làm từ đất nặn với dáng hình cong cong, và rất nhiều màu sắc rực rỡ, các màu được sắp xếp cạnh nhau, gồm các màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu xanh lá cây, màu xanh lam, xanh nước biển, và màu tím nữa đấy.
- Quan sát cầu vồng có những đám mây màu trắng (mẫu 02):
- Chơi: “Trời tối – trời sáng”
+ Cô có gì đây nào?
+ Cầu vồng này có đặc điểm gì?
+Mẫu cầu vồng này có gì khác với mẫu cầu vồng vừa quan sát?(có thêm những đám mây trắng)
àCô khái quát:À đúng rồi! Mẫu cầu vồng này cũng được làm từ đất nặn, có 7 sắc màu rực rỡ xếp cạnh nhau và ở phía dưới còn có 2 đám mây trắng bồng bềnh nữa đấy.
+ Quan sát cầu vồng có ông mặt trời (mẫu 03):.
- Cả lớp đếm đến 3:
+ Còn đây là gì?
+ Mẫu nặn cầu vồng này có gì đặc biệt?
-> Cô khái quát lại: Cầu vồng này cũng có dáng hình cong cong, với bảy sắc màu rực rỡ nhưng ở phía trên còn có thêm cả ông mặt trời nữa.
- Các con vừa được quan sát những mẫu nặn cầu vồng đa sắc màu rực rỡ, bây giờ chúng mình cùng nặn cầu vồng cho riêng mình nhé.
* Hỏi ý tưởng trẻ:
+ Con ơi, con muốn nặn chiếc cầu vồng nào?
+Con sẽ sử dụng những màu gì để nặn cầu vồng? Con sẽ sử dụng màu gì trước?
+ Để nặn được cầu vồng đầu tiên con sẽ làm gì? Sau đó con làm gì?
( Cô hỏi nhiều trẻ về ý định nặn của trẻ)
=> Cô chính xác lại: Đúng rồi các con ạ. Để nặn được cầu vồng, đầu tiên các con chọn đất, cắt đất, làm mềm đất, sau đó lăn dọc cho đều, rồi uốn cong và đặt các màu sát cạnh nhau. Các con có thể nặn thêm những đám mây, ông mặt trời… để sản phẩm của mình được đẹp hơn.
2.2. Trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ ngồi theo nhóm để nặn , cô bật nhạc nhỏ khi trẻ tạo hình.
- Cô đến từng bàn quan sát trẻ nặn, giúp đỡ, gợi ý những trẻ còn lúng túng, nhắc nhở trẻ sắp xếp bố cục 1 cách hài hòa, gợi mở ý tưởng sáng tạo của trẻ.
2.3. Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm.
- Cho trẻ nhận xét về các mẫu nặn:
+ Con thích sản phẩm của nào nhất?
+ Vì sao con thích?
- Cô nhận xét chung , khen ngợi những bài nặn đẹp, động viên, nhắc nhở những trẻ làm chưa xong, hoặc chưa đẹp
- Giáo dục: các con ạ, thiên nhiên quanh ta có rất nhiều điều kỳ lạ và đẹp mắt. Vì vậy chúng mình cùng nhau khám phá để biết và cảm nhận được những điều kỳ lạ đó nhé.
Hôm nay cô thấy các con nặn rất dẹp, chúng mình hãy giữ gìn những sản phẩm này để cùng trưng bày và khoe với mọi người về bài của mình nhé
3. Kết thúc :
- Cho trẻ đọc thơ: “Cầu vồng”đi ra ngoài. |
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ đếm
-Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ nêu ý tưởng nặn của mình
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trưng bày, nhận xét sản phẩm sản phẩm
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ đọc thơ và ra ngoài |