GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Đề tài : Lửa và kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn.
Đối tượng : Trẻ 5-6 tuổi
Lớp : Mẫu giáo lớn
Số lượng trẻ : 20-25 trẻ
Thời gian : 30 - 35 phút
Giáo viên :
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết công dụng của lửa, tác hại của lửa, các đồ vật có thể tạo ra lửa.
- Trẻ biết một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy : Phải thật bình tĩnh, thông báo với mọi người. Nhanh chóng rời khỏi nơi có cháy. Không dùng thang máy, hãy đi thang bộ. Lấy khăn ướt để bịt mũi, miệng tránh khói độc. Không đứng thẳng khi di chuyển, phải bò sát mặt đất. Nếu lửa bén vào người thì nằm lăn ra đất, lăn qua lăn lại.
- Trẻ có một số kỹ năng thoát hiểm cơ bản khi có cháy xảy ra : Hét to thông báo cho mọi người biết. Chạy nhanh ra lỗi thoát hiểm. Sử dụng cầu thang bộ khi di chuyển. Bò sát mặt đất, chạy cúi thấp người. Lăn qua lăn lại nếu lửa bén vào người. Dùng khăn ướt bịt, mũi miệng.
- Rèn kỹ năng trả lời đầy đủ cả câu.
- Rèn sự tự tin, bình tĩnh cho trẻ.
- Rèn sự tập trung, chú ý.
- Trẻ có ý thức trong việc phòng cháy: không sờ, nghịch vào vật tạo ra lửa.
- Trẻ có tâm thế bình tĩnh, xử lý đúng tình huống hỏa hoạn xảy ra.
II – CHUẨN BỊ
- Địa điểm : lớp học.
- Đồ dùng :
- Các slide minh họa trên máy tính.
+ slide các đồ vật tạo ra lửa.
+ slide kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn.
+ slide trò chơi “Bé thông minh”.
- Lửa khói mô phỏng, còi báo cháy.
- Giá khăn ẩm.
III – TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
- Ổn định tổ chức
Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Rồng rắn lên mây”
“Rồng rắn lên mây
Có cây xúc xắc
Có nhà điểm danh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không? – Có
Cho tôi xin ít lửa
Lửa để làm gì? – Lửa để nấu cơm
Lửa để làm gì? – Lửa để đun nước
Lửa để làm gì? – Lửa để sưởi ấm
Đổi lửa cho cái đuôi”
- Phương pháp và hình thức tổ chức
HĐ 1: Tìm hiểu về “Lửa, công dụng và tác hại”
* Cô và các con đã xin được lửa rồi, các con suy nghĩ xem lửa có tác dụng giúp con người làm gì nhỉ?
(Cho trẻ thảo luận kết hợp xem hình ảnh trên máy)
- Lửa còn có một tác hại vô cùng đáng sợ, đó là gì nào? (Cho trẻ xem hình ảnh cháy, hỏa hoạn)
- Các con hãy kể tên các đồ vật có thể tạo ra lửa trong cuộc sống hàng ngày?
=> GD: Để tránh gây ra bỏng và cháy thì các con không nghịch, sờ vào các loại đồ vật này.
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp những mô hình đồ dùng tạo ra lửa.
- Cho trẻ nghe và xem dấu hiệu của cháy, hỏa hoạn.
+ Dấu hiệu đầu tiên của cháy là gì? (xuất hiện rất nhiều khói và lửa, tiếng còi, chuông báo cháy kêu liên tục.)
HĐ 2: Giáo dục trẻ kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn.
+ Theo con, trong trường hợp có xảy ra cháy chúng mình phải làm gì? Hãy xem clip hướng dẫn chúng mình làm gì khi gặp hỏa hoạn nhé! (Xem clip)
+ Cô cùng trẻ nhắc lại các kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy để đảm bảo an toàn (Kết hợp clip)
- Bình tĩnh, thông báo với mọi người.
- Tìm hướng thoát hiểm không được tìm chỗ trốn.
- Không dùng thang máy, hãy đi thang bộ.
- Dùng khăn ẩm che mũi và miệng.
- Cúi thấp người hoặc bò sát mặt đất khi di chuyển ( Cho trẻ thực hành)
- Dùng tay che mặt rồi lăn qua lăn lại nếu lửa bén vào người (Cho trẻ thực hành)
HĐ 3: Trò chơi ôn luyện : “Bé thông minh”
Cô giới thiệu luật chơi cách chơi :
Trò chơi “Bé thông minh” cô chia lớp thành 3 đội chơi. Nhiệm vụ của các con là lắng nghe câu hỏi cô đưa ra và sau khi cô đọc xong câu hỏi thì các con hãy thật nhanh chóng lắc sắc xô dành quyền trả lời. Kết thúc trò chơi đội nào trả lời được nhiều đáp án đúng nhất đội đó sẽ dành chiến thắng.
HĐ 4: Thực hành thoát hiểm khi có hỏa hoạn
Tình huống cô đưa ra là giờ hoạt động vui chơi : cô cho trẻ tự do đi lại, khi có tín hiệu lửa, khói và chuông báo động, trẻ nhanh chóng lấy khăn ướt bịt mũi, miệng và di chuyển an toàn ra khỏi khu vực lớp học bằng cách cúi thấp người theo lỗi thoát hiểm. Cô quy định vị trí tập kết của lớp.
Cô nhận xét trẻ.
- Kết thúc
Cô nhận xét giờ học, khen trẻ. |
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ trả lời cô
Trẻ trả lời cô
Trẻ tìm xung quanh lớp.
- Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời cô
Trẻ trả lời cô
Trẻ thực hành
Trẻ thực hành
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ thực hành
Trẻ lắng nghe |