Giáo án: Làm quen chữ cái: i, t, c
Lứa tuổi: 5-6 tuổi.
Thời gian: 30-35 phút.
Người soạn:
I, Mục tiêu:
1, Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng nhóm chữ i, t, c
- Khuyến khích trẻ nhận ra nhóm chữ i, t, c trong từ, tiếng trọn vẹn.
2, Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng phát âm đúng i, t, c.
- Trẻ so sánh những đặc điểm giống và khác nhau giữa các chữ i, t, c.
- Phát triển khả năng thính giác khi trẻlắng nghe âm, tìm tiếng có chứa âm i, t, c.
3, Thái độ:
- Giáo dục trẻ những thói quen, nền nếp học tập cần thiết.
- Trẻ ham tìm hiểu chữ cái qua môi trường xung quanh
II, Nội dung tích hợp.
-Văn học: Đọc câu đố
-Môi trường xung quanh: Đàm thoại về động vật.
-Âm nhạc: Hát bài “ đố bạn”.
III, Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô:
+ Thẻ chữ i, t, c to
+ Hoa chứa chữ cái i, t, c, chữ i.t.c cắt rỗng
+ Tranh có bài thơ chứa nhóm chữ i, t, c.
+ Bài đồng dao vè loài vật
+ Bài hát: chú khỉ con, đố bạn, chú voi con ở bản đôn, con chim vành khuyên
- Đồ dùng của trẻ:
+ Thẻ chữ i, t, c cho trẻ.
IV, Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
1, Hoạt động 1: Gây hứng thú .
- Cho trẻ hát bài: “ Đố bạn”.
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Trong lời bài hát có nhắc đến con gì?
+ Các con vật này sống ở đâu?
+ Ngoài những con vật này, các con còn biết động vật nào sống trong rừng nữa? ( cô cho trẻ kể theo ý hiểu )
2,Hoạt động 2: Làm quen chữ cái i, t, c.
* Làm quen với chữ i :
- Cô tạo dáng chú voi và đố trẻ cô vừa làm con gì?
+ Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây?
+ Dưới tranh có từ: “ Con voi”.
- Cho lớp đọc từ dưới tranh( 1-2 lần).
- Cô ghép từ con voi bằng thẻ chữ dời cho chúng mình xem có giống với từ trong tranh không nhé.
- Cho trẻ nhận xét từ cô vừa ghép
- Cô cho trẻ đọc từ rời 1-2 lần.
- Cho trẻ lấy những chữ cái đã học và giơ lên đọc.
- Cô giới thiệu chữ cái mới “chữ i” cho trẻ tri giác chữ cái I bẳng thẻ chữ in rỗng
- Phân tích chữ i:
+ Các con thấy chữ “i” có đặc điểm gì?
+ Chữ “i” có nét gì?
=> Cô chốt lại: Chữ i gồm có 1 nét thẳng đứng và 1dấu chấm nhỏ trên đầu( cho trẻ nhắc lại 1 lần)
- Cô đọc mẫu và nêu cách phát âm.
- Cô cho lớp đọc 2-3 lần.
- Cô cho từng tổ, nhóm, cá nhân đọc ( cô sửa sai cho trẻ).
- Cả lớp đọc lại 1-2 lần.
* Mở rộng: Giới thiệu các kiểu chữ i.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ i ( viết hoa, in hoa,viết thường).
- Tuy khác nhau về đường nét, hình dáng nhưng tất cả những chữ này đều phát âm là chữ i.
- Cho cả lớp phát âm lại.
* Làm quen với chữ t.
- Cô đọc câu đố:
“ Chân gần đầu
Râu gần mắt
Lưng còng co quắp
Mà bơi rất tài”
Là con gì?(Con tôm)
+ Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây?
- Dưới bức tranh có từ “con tôm” .
- Cho trẻ đọc từ dưới tranh.
- Cô ghép thẻ chữ rời cho trẻ xem.
- Cô cho trẻ đọc băng từ rời 1-2 lần.
- Hỏi trẻ từ trong tranh và từ chữ rời cô ghép có giống nhau không?
- Chúng ta đếm cùng cô xem từ con tôm ghép bằng mấy thẻ chữ cái nhé
- Ai giỏi lên tìm cho cô thẻ chữ cái đứng ở vị trí thứ tư.
- Cô giới thiệu chữ cái mới “chữ t” cho trẻ tri giác chữ t in rỗng.
- Phân tích chữ t:
+ Các con thấy chữ t có đặc điểm gì?
+ Chữ t có những nét gì?
=> Chữ t gồm: 1 nét sổ thẳng và 1 nét gạch ngang phía trên
- Cô cho cả lớp nhắc lại 1 lần
- Cô đọc mẫu và nêu cách phát âm.
- Cô cho lớp đọc 2-3 lần.
- Cô cho từng tồ, nhóm, cá nhân phát âm( cô sửa sai cho trẻ)
- Cả lớp phát âm lại 1-2 lần.
* Mở rộng: Giới thiệu các kiểu chữ t.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ t ( viết hoa, in hoa, viết thường).
- Tuy khác nhau về đường nét, hình dáng nhưng tất cả những chữ này đều đọc là chữ t.
- Cho cả lớp phát âm lại.
* So sánh:
- Chữ i và chữ t.
+ Các con thấy chữ i và chữ t có đặc điểm gì khác nhau?
+ Các con thấy chữ i và chữ t có đặc điểm gì giống nhau?
=> Cô chốt: Chữ i và chữ t có đặc điểm:
+ Khác nhau: Chữ i có 1 dấu chấm nhỏ trên đầu Chữ t có 1 nét gạch ngang phía trên
+ Giống nhau: Đều có 1 nét thẳng đứng.
* Làm quen với chữ c.
- Cô hát 1 đoạn bài hát “ con còng con cua”
- Ai biết cô vừa hát bài hát nói về con gì?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh con cua dưới tranh có từ con cua cho trẻ đọc từ con cua.
- Ai giỏ lên tìm cho cô hai chữ cái giống nhau?
- Cô giới thiệu chữ cái mới “chữ c” cho trẻ tri giác bẳng chữ in rỗng.
- Phân tích chữ c:
+ Các con thấy chữ c có đặc điểm gì?
+ Chữ c có nét gì?
=> Chữ c gồm: 1 nét cong hở phải
- Cô cho cả lớp nhắc lại.
- Cô đọc mẫu và nêu cách phát âm.
- Cô cho lớp đọc 2-3 lần.
- Cô cho từng tồ, nhóm, cá nhân đọc ( cô sửa sai cho trẻ)
- Cả lớp đọc lại 1-2 lần.
* Mở rộng: Giới thiệu các kiểu chữ c.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ c ( viết hoa, in hoa, viết thường).
- Tuy khác nhau về đường nét, hình dáng nhưng tất cả những chữ này đều phát âm là chữ c.
- Cho cả lớp phát âm lại.
3, Hoạt động 3: Luyện tập củng cố
* Trò chơi 1: Bánh xe chữ cái
- Cách chơi: Bánh xe chữ cái( Trẻ lên bấm chuột cho bánh xe quay, mũi tên dừng lại ở chữ cái nào trẻ phải phát âm to chữ cái đó
* Trò chơi 2 : Thử tài của bé.
- Để chơi được trò chơi này cô chia lớp mình thành 3 nhóm chúng mình vừa đi vừa hát bài hát “ Chú khỉ con” khi có hiệu lệnh “tạo hình tạo hình” chúng ta sẽ xếp thành chữ cái I, t, c theo nhóm của mình nhé nhóm 1 xếp chữ I, nhóm 2 chữ t và nhóm 3 chữ c
- Nhóm nào xếp được đẹp và đúng cô thưởng 1 con thú bông nhóm nào chưa xếp được cô yêu cầu cả nhóm phải nói to đặc điểm của chữ cái đó các con rõ chưa
* Trò chơi 3 : Nhanh tay nhanh mắt
- Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đồ chơi có thẻ chữ i, t, c và một số chữ đã học.
- Lần 1: Khi nghe cô phát âm chữ nào thì trẻ phải tìm đúng chữ cái đó giơ lên theo yêu cầu của cô. Mỗi lần chỉ được lấy một thẻ chữ. Ai lấy đúng được khen ai chưa đúng phải chọn lại.
- Lần 2 cô nói đặc điểm chữ trẻ chọn và phát âm chữ đó
+ Bé khéo tay: Xếp chữ cái I,t,c bằng hột hạt
- Cô cho trẻ kết 3 tổ mỗi tổ cô phát 1 rổ hạt gấc cho trẻ xếp các chữ cái I,t,c sau 1 bản nhạc tổ nào xếp được nhiều chữ cái hơn là thắng cuộc.
* Trò chơi 4: Đồng đội chung sức
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
+ Cách chơi: Cô đã chuẩn bị 2 tranh có bài đồng dao
Con cua mà có hai càng
Đầu tai không có bò ngang cả đời
Con cá mà có cái đuôi
Hai vi vu vẩy nó bới rất tài
Con rùa mà có cái mai
Cái cổ thụt ngắn thụt dài vào ra
Con voi có hai cái ngà
Cái vòi nó cuốn đổ nhà, đổ cây
Con chim mà có cánh bay
Bau cùng nam, bắc, đông, tây tỏ tường.
Chia lớp thành 2 tổ. Mỗi bạn chạy lên rồi gạch chân chữ cái i, t, c rồi chạy về chạm vào tay bạn kế tiếp cứ như vậy cho hết bài thơ. Tổ nào gạch được nhiểu chữ cái sẽ dành chiến thắng. Trò chơi kết thúc trong một bài hát “ Chú voi con ở bản đôn”
+ Luật chơi: Mỗi bạn chạy lên chỉ được gạch một chữ cái.
- Tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần.
- Động viên, khuyến khích trẻ chơi đúng luật.
* Kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương trẻ . |
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ kể
- Trẻ đọc.
- Trẻ xem.
- Trẻ đọc.
- Trẻ tri giác
-Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ phát âm
.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ phát âm
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ đọc.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ đếm
.
-Trẻ lên tìm
- Trẻ tri giác
-Trẻ trả lời.
-Trẻ quan sát.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ phát âm.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ phát âm
-Trẻ so sánh
-Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ phát âm
-Trẻ lên tim chữ cái
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ phátâm
- Trẻ chơi trò chơi theo hướng dẫn của cô
- Trẻ chơi.
-Trẻ chơi
-Trẻ chơi
- Trẻ nghe cô nhận xét |