1. Hoạt động1: Gây hứng thú (2 phút)
- Giới thiệu thành phần tham dự.
- Cho trẻ vận động theo bài hát “Các bộ phận cơ thể”.
- Trong bài hát có nhắc đến các bộ phận nào?
2. Hoạt động 2: Bài mới (27 phút)
2.1 Nhận biết các vùng riêng tư trên cơ thể.
- Trong các bộ phận đó có một số bộ phận thuộc vùng riêng tư trên cơ thể của mỗi người. Các con có biết vùng riêng tư là vùng nào không?
- Cô giới thiệu 4 vùng riêng tư: vùng miệng, vùng ngực, vùng giữa 2 đùi và vùng mông. Đây là 4 vùng riêng tư trên cơ thể của mỗi người mà không ai được tự ý chạm vào hoặc không ai có thể bắt các con chạm vào đó.
+ Trên cơ thể chúng ta có mấy vùng riêng tư? Đó là những vùng nào?
- Cô cho trẻ lấy búp bê và chấm tròn để nhận biết các vùng riêng tư trên cơ thể búp bê.
- Cho trẻ quan sát búp bê và lấy chấm tròn để gắn lên các vùng riêng tư trên cơ thể bạn búp bê.
- Cô quan sát và hỏi 1 số trẻ chỉ các vùng riêng tư vừa gắn trên búp bê.
- Hàng ngày các con thường chơi với búp bê như thế nào?
=> Giáo dục trẻ: Búp bê để các con chơi hàng ngày nên các con có thể chơi gắn lên các bộ phận riêng tư của bạn búp bê. Nhưng khi chơi với các bạn trong lớp, chúng mình không được tự ý đụng chạm các vùng riêng tư của các bạn nhé.
2.2. Nhận biết đụng chạm (hành vi) an toàn và không an toàn
* Nhận biết đụng chạm (hành vi) an toàn:
- Khi các con đi học về được bố hoặc mẹ ôm hôn, con cảm thấy thế nào?
- Ai là người có thể chạm vào các vùng riêng tư của các con?
- Khi các con bị ốm thì ai là người khám bệnh cho các con?
=> Bác sĩ được chạm vào các vùng riêng tư khi thăm khám cho các con mà có mặt bố mẹ con ở đó. Điều đó giúp các con khỏe mạnh.
+ Cô giáo có được đụng chạm vào vùng riêng tư của các con không?
=> Cô giáo cũng chạm được vào vùng riêng tư của các con vì cô thay mặt bố mẹ các con chăm sóc các con hàng ngày khi ở lớp đó là các con bị ướt quần áo, hay đi vệ sinh cô giáo thay quần áo và rửa cho các con.
- Cô cho trẻ quan sát video về đụng chạm an toàn.
+ Các con vừa xem video gì?
=> Các con vừa được xem đoạn video về một số đụng chạm an toàn. Khi chúng ta được những người yêu thương và tin tưởng chạm vào chúng ta thì đó là những đụng chạm tốt và an toàn.
* Nhận biết đụng chạm (hành vi) không an toàn:
- Cô cho trẻ xem video về đụng chạm không an toàn.
+ Các con vừa xem video về điều gì?
+ Con có nhận xét gì về những hành động đó?
- Khi người lạ có hành động đụng chạm vào các vùng riêng tư trên cơ thể và những đụng chạm đó khiến các con sợ hãi, không thoải mái, đó chính là đụng chạm không an toàn.
- Nếu các con bị người lạ đụng chạm vào vùng riêng tư trên cơ thể các con sẽ làm gì?
=> Nếu có người lạ đụng chạm vào các vùng riêng tư trên cơ thể các con thì các con nhớ phải la hét, bỏ chạy và hãy kể ngay cho bố mẹ, ông bà hoặc cô giáo để mọi người sẽ giúp đỡ các con có cách phòng tránh những đụng chạm không an toàn đó.
- Bài hát “Năm ngón tay xinh” sẽ giúp các con nhận biết ai là người che chở cho các con và ai là người mà các con phải giữ khoảng cách. Các con hãy đứng dậy và hát và vận động cùng cô theo bài hát “Năm ngón tay xinh”.
- Chúng mình vừa được nhận biết về các vùng riêng tư trên cơ thể và những đụng chạm (hành vi) an toàn và không an toàn.
* Luyện tập :
- Trò chơi: "Thi đội nào nhanh"
+ Cách chơi: Cô có hai bức tranh, có hình mặt trước và mặt sau của bạn trai. Trên hình các bạn trai được gắn rất nhiều các chấm tròn màu đỏ trên các bộ phận. Nhiệm vụ của các đội là bật liên tục qua 3 chiếc vòng lên bóc các chấm tròn đã dán không thuộc vùng riêng tư, chỉ để lại các chấm tròn thuộc vùng riêng tư trên cơ thể.
+ Luật chơi: Mỗi bạn lên chỉ được bóc một chấm tròn, bạn đầu hàng về thì bạn tiếp theo mới được lên. Thời gian chơi là 1 bản nhạc, đội nào để lại các chấm tròn đúng trên 4 vùng riêng tư là đội đó dành chiến thắng.
- Cô kiểm tra kết quả 2 đội chơi
- Trò chơi: Thử tài của bé
+ Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội có các thẻ số 1, 2 tương ứng với đáp án của mỗi câu hỏi. Lần lượt câu hỏi sẽ xuất hiện trên màn hình, các đội chú ý nghe câu hỏi cũng như đáp án của từng câu hỏi. Khi cô nói thời gian thảo luận bắt đầu các thành viên trong đội cùng nhau trao đổi. Khi đồng hồ đếm ngược kết thúc, các đội sẽ giơ đáp án mà mình chọn lên. Đội nào chọn đúng sẽ được tặng một bông hoa.
+ Luật chơi: Khi có hiệu lệnh thời gian thảo lệnh bắt đầu các đội mới được thảo luận, hết giờ các đội mới được chọn đáp án giơ lên. Đội nào được tặng nhiều hoa nhất sẽ là đội chiến thắng.
- Câu hỏi 1: Ai là người có thể đụng chạm vào vùng riêng tư trên cơ thể các con ?
+ Đáp án 1: Ông bà, bố, mẹ
+ Đáp án 2: Hàng xóm, người xa lạ.
- Câu hỏi 2: Khi bị người lạ đụng chạm vào vùng riêng tư trên cơ thể các con sẽ làm gì?
+ Đáp án 1: Để im và không phản ứng
+ Đáp án 2: La hét và bỏ chạy
- Câu hỏi 3: Nếu bị người khác đụng chạm vào vùng riêng tư con sẽ kể với ai?
+ Đáp án 1: Kể với bố mẹ và cô giáo
+ Đáp án 2: Một mình không kể với ai.
3. Hoạt động 3: Kết thúc (1 phút)
- Cô trẻ hát “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
|
- Trẻ nghe cô giới thiệu và vỗ tay
- Trẻ vận động bài hát
- Trẻ trả lời: Tay, chân, bụng, đùi…
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô theo ý hiểu của trẻ
- Trẻ lắng nghe và quan sát cô giới thiệu các vùng riêng tư trên powerpoint.
- Trẻ trả lời: Có 4 vùng riêng tư đó là vùng miệng, vùng ngực, vùng giữa 2 đùi và vùng mông.
- Trẻ lắng nghe và lấy bạn búp bê phía sau ra phía trước.
- Trẻ quan sát và dùng các chấm tròn để gắn lên các vùng riêng tư trên cơ thể búp bê.
- Trẻ chỉ các vùng riêng tư vừa gắn xong.
- Trẻ trả lời: Chơi bế em, chăm sóc búp bê.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ: Con thấy vui, hạnh phúc….
- Trẻ trả lời: Bố, mẹ, ông….
- Trẻ trả lời: Bác sĩ ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời theo ý trẻ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xem video
- Trẻ trả lời: Video bạn được mẹ đón về, mẹ bạn thơm má bạn, tắm cho bạn…
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ xem video
- Trẻ trả lời: Bạn nhỏ bị sờ mông, vén váy…
- Trẻ trả lời: Hành động đó không tốt...
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ: La hét, gọi người giúp đỡ.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát và vận động theo bài hát cùng cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- Trẻ kiểm tra kết quả cùng cô
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- Trẻ nghe câu hỏi, thảo luận và chọn đáp án giơ lên.
- Trẻ hát và ra ngoài.
|