ỦY BAN NHÂN DÂN ……………………..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………..
TRƯỜNG MẦM NON …..
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Tên đề tài: - Làm quen với cách hát to - nhỏ
qua bài hát “Tớ thích hát nhỏ, bạn thích hát to”
Lứa tuổi: Mẫu giáo bé
Số lượng trẻ: 15
Thời gian tổ chức: 20 - 25 phút
Giáo viên thực hiện:
NĂM HỌC 2019-2020
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết bài hát “Tớ thích hát nhỏ, bạn thích hát to”.
- Trẻ biết cách hát to, hát nhỏ.
2. Kĩ năng
- Trẻ thuộc lời, hát đúng giai điệu bài hát “Tớ thích hát nhỏ, bạn thích hát to”.
- Có kỹ năng hát to - nhỏ, kỹ năng nghe và điều chỉnh âm lượng phù hợp với yêu cầu của giáo viên.
- Bước đầu có kỹ năng lựa chọn và sử dụng nhạc cụ để gõ to, gõ nhỏ khi gõ đệm theo giai điệu bài hát
3. Thái độ
- Trẻ yêu thích và tham gia hoạt động Âm nhạc một cách hứng thú, tích cực.
II. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi
1. Không gian, địa điểm
- Phòng học rộng rãi, đủ cho số lượng trẻ
- Trẻ ngồi dưới thảm
2. Đồ dùng
- Đàn organ, đàn piano
- Máy tính, máy chiếu
- Nhạc cụ: Woodblock (Thanh gỗ), triangle (Thanh tam giác).
- Nhạc beat bài hát “Tớ thích hát nhỏ, bạn thích hát to”
III. Tiến hành
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của trẻ |
1.Ổn định tổ chức, tạo hứng thú:
- Giáo viên cho trẻ luyện thanh. Hỏi trẻ tác dụng của việc luyện thanh.
- Luyện thanh để giọng thật khỏe, hát thật hay. Khi luyện thanh, các con hãy đứng thẳng lưng, hít hơi vào bụng và thở ra với âm A.
- Trẻ luyện thanh với hình vẽ
- Trẻ luyện thanh to - nhỏ với các nốt “Đồ Rê Mi Fa Son La Si Đố”
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* Làm quen với cách hát to - nhỏ:
- Giáo viên đệm đàn và hát bài hát “Tớ thích hát nhỏ, bạn thích hát to”
- Giáo viên hỏi trẻ tên bài hát.
- Giáo viên và trẻ cùng hát: 1 - 2 lần
- Dạy trẻ cách hát to - nhỏ:
+ Các bạn nhỏ trong bài hát thích hát như thế nào?
+ Giáo viên hát đoạn 1 “Tớ thích hát thật nhỏ....bạn có nghe thấy gì?” và hỏi để trẻ nói lên sự hiểu biết của mình về cách hát nhỏ.
+ Khi hát nhỏ, miệng của chúng mình mở vừa phải, hơi đẩy ra nhẹ nhưng vẫn phải rõ lời. Bên cạnh đó, chúng mình có thể đung đưa người thật nhẹ nhàng để đoạn hát mềm mại hơn (Cho trẻ hát)
+ Trong bài hát, còn 1 bạn nhỏ nữa, bạn ấy không thích hát nhỏ mà bạn thích hát như thế nào? (Giáo viên mời một trẻ lên hát mẫu)
+ Khi bạn hát to thì miệng của bạn như thế nào?
+ Để hát to, miệng chúng mình sẽ mở to,đẩy hơi mạnh để âm thanh phát ra được to và rõ ràng hơn, đồng thời thể hiện nét mặt vui tươi.
- Cả lớp hát theo nhịp đánh tay của giáo viên
- Khi giáo viên đánh tay hẹp thì trẻ hát nhỏ
- Khi giáo viên đánh tay rộng thì trẻ hát to
- Giáo viên giới thiệu hai loại nhạc cụ: woodblock (Thanh gỗ), triangle (Thanh tam giác).
- Giáo viên gõ nhạc cụ cho trẻ nghe.
- Cho trẻ lựa chọn nhạc cụ cho phần hát nhỏ và phần hát to và về nhóm.
+ Khi hát nhỏ, chúng mình sẽ gõ nhạc cụ như thế nào? (gõ nhạc cụ thật nhẹ)
+ Vậy khi hát to chúng mình sẽ gõ nhạc cụ như thế nào? (Gõ mạnh hơn)
- Cho hai nhóm đứng lên thành hình vòng cung biểu diễn với nhạc cụ của mình sau đó cúi chào khán giả.
+ Giáo viên hướng dẫn: “Nhóm hát nhỏ biểu diễn trước, nhóm hát to biểu diễn sau. Đoạn “La la la...” cuối cùng cả hai nhóm cùng biểu diễn”.
- Giáo viên cho hai nhóm đổi nhạc cụ và biểu diễn.
3. Kết thúc:
- Cả lớp vừa đi vừa gõ nhạc cụ theo cô đi ra khỏi phòng. |
- Trẻ luyện thanh theo giáo viên
- Giáo viên đánh đàn
- Giáo viên hát và đánh đàn
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát cùng giáo viên
- Trẻ trả lời
- Trẻ nói lên hiểu biết của mình
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Cả lớp hát
- Trẻ lựa chọn nhạc cụ theo ý thích
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ biểu diễn
|