Tổ chức chơi ngoài trời cho trẻ mầm non để con được khám phá thế giới bên ngoài nhiều hơn. Bạn nên chủ động đưa trẻ ra ngoài để vui chơi ngoài trời. Tuy nhiên các bạn nên chú ý 9 nguyên tắc sau đây để đảm bảo an toàn cho trẻ khi vui chơi ngoài trời nhé.
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi tại trường mầm non mà trẻ hứng thú và hào hứng tham gia nhất. Đây là hoạt động mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh.
Vui chơi ngoài trời có nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ, cả về thể lực và trí não. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ chỉ muốn giữ con trong nhà vì sợ những mối nguy hại bên ngoài. Sự lo lắng thái quá đó không cần thiết. Chỉ cần một số lưu ý, bố mẹ có thể để bé thoải mái vui chơi ngoài trời mà vẫn an toàn.
1. Lưu ý về thời gian vui chơi và thời tiết ngoài trời để đảm bào an toàn cho bé.
Nắng sáng sớm hoặc lúc xế chiều rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Hấp thụ vitamin D giúp xương trẻ chắc khỏe và nhanh lớn.
Xem thêm: Đồ chơi phát triển trí não cho bé 2 tuổi thông minh toàn diện
Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non
Tuy nhiên bố mẹ cũng phải chú ý không để trẻ phơi nắng quá nhiều và tránh ra ngoài khi nắng còn gắt. Trẻ sẽ dễ bị say nắng, đau đầu, bỏng da. Nhất là trẻ da trắng thì càng nên hạn chế nắng gắt vì có thể bị bỏng hoặc ung thư da.
Khi trẻ chơi ngoài trời, bố mẹ cũng nên bôi kem chống nắng (loại dành cho trẻ em) để bảo vệ làn da của trẻ. Tùy một số hoạt động có thể cho bé đeo kính râm.
Khi thời tiết lạnh hoặc mưa thì cũng không nên để trẻ ra ngoài tránh bị viêm nhiễm cảm lạnh, các bệnh đường
Ở nước ta điều kiện thời tiết phân biết khá rõ rệt: mùa nắng – mưa, mùa hè – đồng. Chính vì thế, căn cứ vào điều kiện thời tiết cụ thể mà bố mẹ có thể lên lịch thời gian vui chơi ngoài trời cho trẻ mầm non theo mùa và điều chỉnh phù hợp với từng điều kiện thời tiết mỗi ngày.
- Nếu vào mùa hè bố mẹ có thể cho bé chơi ngoài trời vào buổi sáng sớm và chiều muộn để tránh ánh nắng gắt ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, làn da bé.
- Nếu vào mùa đông bố mẹ có thể cho bé chơi ngoài vào buổi sáng muộn khi nắng lên, không còn sương mù và chiều sớm để đảm bảo điều kiện thời tiết tốt nhất cho bé vui chơi.
Thời gian vui chơi ngoài trời cho trẻ mầm non ít nhất là 60 phút/ ngày. Để các bé có được cơ hội rèn luyện thể lực, sức đề kháng được tốt hơn. Khi thường xuyên được làm quen với điều kiện môi trường biến đổi.
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo
2. An toàn dưới ánh mặt trời
Mặc dù trẻ rất cần được phơi nắng và hít thở không khí trong lành, nhưng bạn không nên cho trẻ phơi nắng quá nhiều, vì có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm, như: say nắng, phỏng da, đau đầu, thậm chí làm gia tăng nguy cơ bị ung thư da về sau. Trẻ càng trắng, nguy cơ ung thư da càng cao.
Khi cho trẻ vui chơi ngoài trời, cần chú ý một số điểm:
- Không cho trẻ ra ngoài trời lúc nắng gắt từ 11h trưa đến 3h chiều. Nên thoa kem chống nắng với chỉ số bảo vệ (SPF) nhỏ nhất là 15o để bảo vệ làn da của trẻ và khoảng 5- 6 tiếng bôi một lần, đặc biệt là sau khi bơi (dùng kem chống nắng không tan trong nước).
- Khuyến khích trẻ chơi trong bóng râm, tránh xa nhưng nơi có ánh nắng phản chiếu như: mặt nước, mặt cát, tuyết, gương, kính…
- Trẻ cũng có thể bị cháy nắng vào những ngày mây mù, do đó vào mùa hè cũng nên thoa kem chống nắng cho trẻ, nếu đi ra ngoài. Nên cho trẻ đeo loại kính bảo vệ mắt chống tia tử ngoại.
Nếu trẻ bị cháy nắng
Hãy làm dịu bằng cách, cho trẻ tắm nước ấm, đắp khăn uớt, thoa dung dịch có chất Calamine hay kem dưỡng da để làm dịu các vết phỏng. Không nên chọc vỡ các vết phỏng giộp. Cho trẻ uống nhiều nước, vì có thể trẻ bị mất nước. Giữ trẻ trong nhà cho đến khi lành bệnh. Nếu trẻ bị cháy nắng nghiêm trọng, có biểu hiện rùng mình, sốt hoặc ói mửa hãy đưa trẻ đến bác sỹ ngay.
Phương pháp to chức vui chơi ngoài trời
3. Chọn không gian vui chơi ngoài trời cho trẻ mầm non
Không gian vui chơi ngoài trời chính là yếu tố quyết định đến mức độ an toàn và giá trị mà bé có thể nhận đươc khi vui chơi
Không gian vui chơi này không quá phụ thuộc và địa điểm bé vui chơi ngoài trời, chỉ đừng quá xa nơi bé sống hàng ngày để tiện đi lại. Bé có thể chơi ở khu vui chơi trẻ em công viên hay sân nhà văn hóa… chỉ cần nó được kiểm tra, loại bỏ các yếu tốt mất an toàn trừ các vị trí, đồ chơi trẻ em tại đó và có không khí trong lành và nhiều đối tượng tương tác với bé khi vui chơi.
Bên cạnh đó, bố mẹ nếu có điều kiện cũng có thể cho đi chơi ở xa, tới ở những địa điểm thân thuộc với thiên nhiên như cắm trại leo núi, tắm biển… hay cùng bé đi bộ, đạp xe, tập thể dục… xung quanh khu vực sống của mình.
Để đảm bảo an toàn cho bé khi vui chơi thì bố mẹ cũng nên giám sát hoạt động vui chơi của bé.
4. Những trò chơi và đồ chơi cho bé vận động ngoài trời bổ ích
– Đồ chơi cho bé vận động vui chơi ngoài trời
Phụ thuộc vào thể trạng và không gian vui chơi ngoài trời cho trẻ mầm non để chọn cho con đồ chơi phù hợp nhằm hỗ trợ, đáp ứng được nhu cầu phát triển toàn diện dành cho trẻ, cả về thể thất lẫn phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của trẻ.
Bố mẹ có thể chọn đồ chơi xe chòi chân, xe lắc, xe đạp, các loại xe kéo đẩy, xô, xẻng xúc cát, nhà banh cầu trượt hay ném bóng, đá bóng… đều rất tốt cho bé vận động vui chơi ngoài trời và rèn luyện các kỹ năng. Ngoài ra, có thể cho bé làm quen với môi trường nước khi đưa bé tới bể bơi hoạt sử dụng những chiếc bể bơi bơm hơi cho các bé nô đùa mỗi ngày an toàn và tiết kiệm chi phí vui chơi.
Các món đồ chơi ngoài trời giúp bé khỏe mạnh, linh hoạt khi sử dụng chân tay, năng động, vui vẻ hơn.
– Trò chơi cho bé vui chơi ngoài trời
Các trò chơi mang tính tập thể sẽ không chỉ yêu cầu khả năng vận động mà còn giúp bé ưa thích nhiều môn thể thao, học cách giao lưu và vui chơi với các bạn nhiều hơn.
Bố mẹ có thể cho bé chơi các tòi chơi sôi động phụ thuộc vào sở thích của bé như: đá bóng, bóng rổ, chơi các môn thể thao đường phối: trượt patin, trượt ván… Hay đối với với các bé gái, thể chất yếu hơn thì khuyến khích các bé chơi trò chơi vận động nhẹ nhàng hơn như đi bộ, chạy, nhảy dây và nhiều trò chơi dân gian thú vị như: trốn tìm, bít mắt bắt dê, đèn khéo quan, khéo co…
Những trò chơi này giúp bé vận động thể lực, trí tuệ và có một tinh thần, phát triển tâm lý tính cách tốt nhất. Điều đang lưu ý là bố mẹ cần cân đối được thời gian vui chơi của bé và chọn ra những trò chơi, đồ chơi mầm non phù hợp với con trẻ để con chơi an toàn, tận hưởng thật nhiều lợi ích từ hoạt động này.
5. Lưu ý lựa chọn trang phục phù hơp cho trẻ vui chơi ngoài trời.
Vui chơi ngoài trời trẻ sẽ chạy nhảy, hoạt động nhiều nên hãy mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Ở vùng có nhiều cây cối thì mặc quần áo dài, đi giày, tất là tốt nhất với trẻ. Ngoài ra cũng không nên quên một số phụ kiện như nón mũ, kính.
6. Lưu ý tránh côn trùng đốt
Trẻ thường hay nghịch bẩn hoặc ở nơi có nhiều cây cối nên cũng dễ bị côn trùng đốt. Một số loại côn trùng đốt rất nguy hiểm nên bố mẹ phải chú ý đến điều này. Không để người bé có mùi hoa quả, đồ ăn, nước hoa. Mặc quần áo sặc sỡ, đi chân đất cũng không nên. Tốt nhất là nên bôi thuốc chống côn trùng khi trẻ vui chơi hoạt động ngoài trời.
Bố mẹ nên dặn trẻ không được sờ, chạm vào các con vật lạ, không được ăn thử các quả lạ, tránh xa những bụi cây có gai.
7.Cảnh giác với người lạ
Nếu trẻ chơi bên ngoài cùng bạn bè hoặc một mình mà không có người lớn đi cùng thì cần phải cảnh giác nếu có người lớn không quen biết đến bắt chuyện, làm quen. Hãy nói không với tất cả người lạ, không được nhận bất cứ vật gì hay đi theo họ. Hãy kêu lớn hoặc chạy đi nếu họ cố tình kéo trẻ đi đâu đó.
8.An toàn trên đường đi.
Khi dẫn trẻ đi dạo ở ngoài đường, hãy nắm chặt tay trẻ để luôn giữ trẻ ở bênh cạnh mình. Nếu trẻ ngồi xe đẩy, hãy thắt dây an toàn. Khi trẻ đã đủ hiểu biết, dạy cho trẻ cách đi đường sao cho an toàn, như chỉ nên đi trên phần đường dành cho người đi bộ, tại sao bạn phải quan sát kỹ xe cộ trước khi băng qua đường. Tuyệt đối không để trẻ chơi, hay băng qua đường một mình.
9.Nhận biết mối nguy hiểm.
Trẻ con hầu hết đều thích chơi với động vật. Trẻ đi chơi công viên nếu gặp chó mèo có thể sẽ lại gần. Sẽ không sao nếu con vật đó hiền. Tuy nhiên, chó thường rất ghét người lạ. Nó sẽ phản ứng ngay khi người lạ đến gần. Rất nguy hiểm nếu trẻ bị chó mèo cắn vì có thể sẽ mắc bệnh dại hoặc gây thương tích cho trẻ. Vì vậy bố mẹ cần phải dạy cho trẻ biết xin phép người lớn trước khi chơi với động vật.
Đồng thời, trẻ cũng nên được biết khi nào động vật có thể gây nguy hiểm. Nếu lại gần mà chó mèo gầm gừ, sủa, tai và đuôi dựng thì phải tránh xa. Nếu chúng lao tới thì phải đứng yên, bắt chéo 2 tay trước ngực. Tuyệt đối không được trêu đùa chúng.
Bé cần phải được nghiêm cấm không lại hồ nước, không nghịch nước, không được trèo cây hay leo trèo lên cao.
Trẻ cần được tạo điều kiện chơi đùa trong công viên hay ở sân chơi, vì đó là một phần trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, bạn lưu ý đến những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ chơi ngoài trời – như sân chơi không an toàn, cỏ dại, ao hồ, phân súc vật, mặt đường có nhiều đá sỏi… Hãy cho trẻ vui chơi trong khu vực được rào chắn cẩn thận và kiểm tra kỹ sự an toàn của các thiết bị đồ chơi. Dặn trẻ không được đến các khu vực cấm, hoặc ăn trái cây lạ.
Xem thêm: Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non hiệu quả giáo dục
Kế hoạch tổ chức vui chơi ngoài trời cho trẻ mầm non
Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời trẻ sẽ nhận được những kiến thức về thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra trong cuộc sống xung quanh mình.
Thông qua hoạt động ngoài trời, trẻ được thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá, quan sát thế giới xung quanh giúp trẻ tăng thêm vốn sống và tự do hoạt động.
Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn , dễ thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống. Chính vì vậy, mà trong chương trình học của trẻ tại trường mầm non hằng ngày không thể thiếu đi hoạt động ngoài trời.
Các giáo viên mầm non thường xuyên tổ chức cho trẻ được tham gia tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua việc quan sát các sự vật, sự việc, thiên nhiên cây cỏ…. để từ đó trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên, được hít thở không khí trong lành, được khám phá, thỏa mãn tính tò mò, khơi gợi sự thích thú của trẻ.
Khi tổ chức hoạt động ngoài trời trẻ được tham gia hoạt động có chủ định và các trò chơi xen kẽ động – tỉnh, nhằm giúp trẻ nhận biết, làm quen với môi trường cuộc sống xung quanh… trẻ được chơi đùa nghịch, cười nói, chạy nhảy…
Các hoạt động này giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động giúp trẻ tiêu hao năng lượng, trẻ sẽ ăn ngủ ngon hơn, việc chạy nhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành, giúp đầu óc trẻ thoải mái, tiếp thu các bài học trong lớp dễ dàng hơn.